Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Áp dụng hạn ngạch tiếp nhận tị nạn

Tháng trước Ủy hội EU đưa trình và bàn thảo kế hoạch thống nhất luật tỵ nạn chung. Từ trước đến nay, EU chỉ áp dụng Quy chế Dublin. Theo đó, người xin tị nạn phải đăng kí tại quốc gia họ đặt chân đến đầu tiên.

Trên thực tế, điều luật này không công bằng do các nước ven biển và giáp với các quốc gia có chiến tranh như Hy Lạp và Ý bị quá tải với hàng trăm người tị nạn cập bến mỗi ngày.

Cải cách quy chế Dublin.

Về cơ bản, dự luật vẫn giữ nguyên các quy định Dublin. Tuy nhiên khủng hoảng tỵ nạn cho thấy hệ thống này không hoạt động. Vì vậy nó phải được cải cách tốt hơn.

Dự kiến thay đổi.

Các quốc gia thành viên thống nhất áp dụng hạn ngạch phân bổ người tị nạn. Theo đó, nếu một quốc gia tiếp nhận đủ số người tị nạn, số người còn lại sẽ được chia cho các nước láng giềng. Một phương án khác là phân bổ cho các quốc gia theo hạn ngạch đặt ra, ngay sau khi người tị nạn đệ đơn và được thông qua.

Khó khăn.

Đối với Ủy hội EU, giải pháp trên là lý tưởng, nhưng trước mắt chưa thể thực hiện, do để làm được điều này, Cơ quan Hỗ trợ tị nạn châu Âu EASO phải được trao thẩm quyền quyết định và có chi nhánh tại mỗi quốc gia. Người xin tị nạn nộp đơn cho các chi nhánh này tại quốc gia mình đến. Sau đó EASO xét đơn và chỉ định đất nước sẽ tiếp nhận. Khi đó, các quốc gia tiếp nhận sẽ mất chủ quyền quốc gia về tiếp nhận tị nạn. Vì vậy phương án trên khó khả thi.

Hy vọng.

Hội đồng châu Âu hi vọng Hiệp ước EU- Thổ Nhĩ Kì hoạt động tốt và số người xin tị nạn vào EU giảm mạnh. Tuy nhiên, nhiều quốc gia lo làn sóng nhập cư tiếp tục tăng, họ sẽ bị quá tải. Đồng thời họ cũng yêu cầu các quốc gia không kiểm soát biên giới ngoài EU như Hy Lạp phải thay đổi. Các quốc gia phản đối kế hoạch mới này là Ba Lan, Tiệp, Slowakei, Hungary, Rumani và Bulgari. Hội đồng EU hi vọng quy định sẽ nhận được đa số phiếu tại Nghị viện châu Âu. Nếu áp dụng quy định mới, Đức sẽ áp dụng ngưỡng giới hạn tiếp nhận tị nạn. Khi đạt ngưỡng này, Berlin có thể chuyển tiếp người tị nạn sang các nước láng giềng. Nếu nước tiếp nhận đã đủ hạn ngạch sẽ áp dụng hệ thống công bằng, yêu cầu các nước khác nhận người tị nạn từ nước láng giềng.

Vấn đề tỵ nạn tại Hy Lạp.

Tình hình Hy Lạp có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Tại cảng Piräu, những người tỵ nạn bức xúc chửi bới cảnh sát và đại diện chính quyền, khi khuyên họ rời các lều bạt chuyển vào các trại sâu trong đất liền. Trước ống kính truyền hình, một người tỵ nạn đã tung 1 con nhỏ lên trời, và đưa ra chỉ dấu sẽ ném như thế về phía cảnh sát muốn làm gì thì làm, gây hoảng loạn cả đám đông lẫn nhà chức trách có mặt. Chỉ riêng tại Idomeni tiếp giáp với Mazedona và cảng Piräus đã có tới 16.000 người tỵ nạn sống trong lều bạt

(Trúc Quỳnh tổng hợp)