Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Bầu cử 2017: Tranh cãi chuyện rút hay theo EU

TBVĐ- Cuộc tranh luận về việc tiếp tục phát triển hay từ bỏ “khối siêu quốc gia” EU đang làm nóng chính trường Đức mùa bầu cử năm 2017.

Ngày 25.3 tới đây sẽ là kỷ niệm 60 năm (kể từ năm 1957) sự ra đời các Hiệp ước Roma đánh dấu sự hình thành nhiều thể chế tiền thân hình thành nên Liên minh Châu Âu (EU) ngày nay. Sau sáu thập kỷ qua, vai trò và vị thế của EU trên trường quốc tế không cần phải bàn cãi: một trong những đầu tàu, trụ cột kinh tế của thế giới bên cạnh các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng kéo dài từ suốt cuối thập niên đầu thế kỷ 21 đến nay khiến cuộc tranh luận “nên theo đuổi một siêu cường EU đang đối diện nhiều rủi ro hay quay lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi” ngày càng sôi động.

Lợi ích quốc gia là trên hết

Mở đầu cho xu hướng “bài EU” chính là cuộc khủng hoảng nở công kéo dài từ giai đoàn 2009 đến nay và chưa có hồi kết thúc. Cuộc khủng hoảng đồng euro đẩy EU đến tình thế phải đối đầu với sự nguy hiểm gây ra bởi mức nợ cao ngất ngưỡng của một số quốc gia thành viên EU thuộc vùng Địa Trung Hải. Phe chỉ trích cho rằng các quốc gia này trở thành gánh nặng của EU khi chi tiêu quá khả năng, và yêu cầu những nước như Hy Lạp phải áp đặt kiểm soát ngân sách và những cải cách kinh tế và xã hội bằng mọi giá nhằm đảm bảo tính đồng đều về lâu dài của các nền kinh tế trong khu vực đồng euro. Một cuộc tranh cãi xảy ra khi các quốc gia đầu tàu như Đức bị chỉ trích là thiếu quyết đoán trong xử lý khủng hoảng nợ, trong khi nhiều nhà lãnh đạo của EU khước từ khả năng cùng giải quyết.

Ngọn lửa nợ công chưa tắt, chính sách nhập cư không đồng bộ từ năm 2014 kéo dài đến nay càng khiến EU chia rẽ nặng nề mà đỉnh điểm là sự kiện nước Anh đòi ra khỏi EU (Brexit). Thậm chí các cuộc tranh luận gai góc nhất đã nổ ra với hàng loạt đe dọa về khủng hoảng kinh tế, xã hội, tội phạm và nản khủng bố. Xu hướng cực hữu, muốm quốc gia trở lại với chính quyền lực của mình mà không phải thông qua một hệ thống quản lý chung từ EU mà họ cho là cồng kềnh, thiếu hiệu quả và nước lớn phải dọn dẹp những món nợ khó đòi của nước nhỏ gây ra. Nhìn về tương lai, với các dự báo gia tăng chủ nghĩa khủng bố và sự u ám của các chỉ số kinh tế, và sự thống trị của chính quyền cực hữu Donald Trump ở Mỹ, nhiều người cho rằng đây là thời điểm “chủ nghĩa dân tộc kinh tế” – với sự bảo hộ và “quốc gia là trên hết” lên ngôi.

Liên minh châu Âu. Nguồn ảnh: pixabay.com

Cơ hội để có một EU 2.0 hùng mạnh

Trái với những đề xuất rời bỏ EU, nhiều nhà lãnh đạo cho rằng đây là thời điểm để EU có thể chửa dứt căn bệnh yếu kém về mặt quản lý vốn đã được cảnh báo từ nhiều năm trước. Sau Brexit, nhiều chuyên gia cho rằng những quốc gia kém ý thức và trách nhiệm với một EU chung, thì nên bị đào thải ra khỏi hệ thống. Không thể tồn tại một EU chia sẻ lợi ích khi có quốc gia thành viên luôn đặt nặng lợi ích của riêng mình lên trên tất cả. Sau Brexit, lời cảnh báo “EU sẵn sàng chấp nhận các cuộc thoái lui khác để xây dựng một EU mang bản sắc một siêu quốc gia” đã khiến nhiều nước thành viên, ngay cả Anh sau cuộc trưng cầu dân ý, cũng bắt đầu trở nên lung lay và bỏ ngỏ khả năng sẽ đi hay ở. Như vậy, ngay trong khủng hoảng thì các nước thành viên cũng cảm nhân được những lợi ích kinh tế, xã hội mà khối EU mang lại.

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel cũng như ứng viên tổng thống đối thủ của Bà (Cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu, đại diện đảng Dân chủ Xã hội – SPD), ông Martin Schulz cũng đang ra sức bảo vệ “bằng mọi giá” sự tồn vong của EU. Cả hai ứng viên này tuy khác phe, nhưng vẫn theo đuổi một chính sách chung về EU, mở cửa nhập cư và cải cách để giải quyết những hệ lụy nhập cư. Nói về Brexit, Schulz cho rằng Brexit khiến EU mất đi một thành viên chủ chốt về mặt an ninh, quốc phòng nhưng ngược lại, đó là động lực để kết dính các thành viên còn lại với nhau chặt chẽ hơn.

Thùy Anh