Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Cùng tìm hiểu về lễ hội hóa trang tại Đức

Năm nào cũng vậy, cứ 7 tuần trước lễ Phục Sinh là lại đến “mùa thứ 5 của năm” ở Đức (“das fünfte Jahreszeit”) – mùa lễ hội hóa trang, tiếng Đức thường gọi là Fasching, ở miền Nam Đức người ta gọi là Fastnacht, còn dân cư thành phố Köln và vùng phụ cận thì gọi lễ hội này là Karneval.

Lễ hội hóa trang đã xuất hiện từ 5000 năm trước tại vùng Lưỡng Hà (Mesapotamien), hiện nó vẫn thường kéo dài trong nhiều ngày, để rồi sau đó là bắt đầu Mùa Chay theo Kitô Giáo (Cơ Đốc Giáo/Christentum). Từ Karneval có nguồn gốc từ cụm từ “carne vale” trong tiếng La-tinh và có nghĩa là “tạm biệt món thịt”. Mùa Chay bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro (Aschermittwoch, năm nay là ngày 1.3.2017) và kéo dài 6 tuần cho đến Lễ Phục Sinh.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Vào Mùa Chay, các tín đồ Kitô Giáo không được phép ăn thịt và uống rượu, mục đích chính là để họ sám hối, ăn năn hối lỗi, thực hành bác ái từ thiện, chuộc tội và từ bỏ chính mình để hướng đến Đức Chúa Cứu Thế. Vậy nên trước khi bước vào thời kỳ này, người ta cũng muốn tận hưởng việc ăn uống và vui chơi một cách thật thoải mái, hoành tráng!

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

Các món ăn truyền thống trong lễ hội hóa trang thường được chế biến từ những nguyên liệu sẽ bị cấm vào Mùa Chay như mỡ động vật, trứng, đường, thịt … Món bánh đặc trưng của dịp này là những loại bánh rán ngập mỡ/dầu với nhân mứt nhừ như Berliner Pfannkuchen, Krapfen.

Ngoài ra còn có các món ăn được chế biến từ các loại hạt đỗ, hạt lạc, tượng trưng cho sự sinh trưởng và giàu có, sung túc.

Kanaval 2

Trong những ngày hội hóa trang, người ta lạc quan, yêu đời, ăn uống no say, vui vẻ, giấu mình đằng sau những bộ quần áo lộng lẫy, biến thành một hình tượng khác, thành một nhân vật nào đó mà họ yêu thích, trốn khỏi cuộc sống đời thường giản dị và đang trôi qua đều đều.

 

Đó là những ngày mà người ta có thể “đảo lộn” mọi thứ, cùng nhau vui vẻ cười đùa dù là trẻ con hay người lớn, ở công sở, trường học hay hàng quán. Ở Đức dịp này, mọi người sẽ chào nhau bằng câu phổ biến “Helau” hoặc “Alaaf”.

Vào ngày diễu hành xung quanh thành phố tại các vùng miền Nam Đức, người mang mặt nạ và cải trang đi trên phố sẽ chào xung quanh bằng từ “Narri” và dân đến xem bên lề đường sẽ đáp lại bằng câu “Narro”.

Đối với những tín đồ hóa trang thì lễ hội hóa trang còn bắt đầu sớm hơn, từ ngày 11.11., vào hồi 11 giờ 11 phút hàng năm rồi!

Cẩm Chi

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!