Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Đức phong tỏa Baltic với 5 chiến hạm mới

Ảnh minh họa: pixabay.com
Theo Defense News ngày 15/9, Chính phủ Đức quyết định chi 2 tỉ USD mua 5 chiến hạm lớp Braunschweig với tham vọng phong tỏa Baltic.

Nguồn tin quân sự Đức cho biết, toàn bộ 5 chiến hạm mới này sẽ được nhà sản xuất chuyển giao vào năm 2023 và rất cấn thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Hải quân Đức ở NATO. Các chiến hạm mới sẽ được trang bị công nghệ thông tin cải tiến và sẽ được bổ sung tính năng sơ tán thủy thủ đoàn.

Theo tuyên bố của một quan chức cấp cao trong quốc hội Đức cho biết: “Quyết định mua sắm là để đối phó với những thách thức mới có thể đe dọa đến an ninh tại Baltic, Địa Trung Hải…., Quốc hội nước này đã quyết định chi 1,5 tỷ euro để mua mới 5 chiến hạm cho Hải quân Đức”.

Theo kế hoạch, hai chiếc hộ tống hạm đầu tiên được chuyển giao cho Hải quân Đức vào năm 2019, ba chiếc còn lại vào năm 2023. Hiện Hải quân Đức sở hữu năm tàu hộ tống Braunschweig. Hạm đội tàu chiến mới này theo dự kiến sẽ được sử dụng chủ yếu ở các khu vực ven biển, bao gồm vùng Biển Baltic.

Trước quyết định mua sắm của Đức, tờ Suddeutsche Zeitung cho rằng, động thái này được xem như một thông điệp của nước này gửi tới Nga khi tình hình Baltic liên tục nóng lên do hoạt động của Nga và NATO.

Tờ Suddeutsche Zeitung cho biết thêm, các nguyên tắc cơ bản của việc triển khai các tàu chiến Đức theo chiến lược của NATO được chia thành hai phần.

Đó là giành sự thống trị hoàn toàn biển Baltic và sự phong tỏa eo biển, biển lớn biển nhỏ trong khu vực này. Các chuyên gia nghi ngờ lớn khả năng hoàn thành mục tiêu phần thứ nhất, còn mục tiêu thứ hai họ hoàn toàn có thể không thực hiện được.

Hiện tại sau khi hoàn thành việc trang bị lại sức mạnh của Hải quân Đức và các hạm đội được tăng cường mạnh mẽ. Hải quân Đức sẽ được trang bị sáu tàu ngầm của dự án 212, thêm bốn tàu khu trục hạm đa năng của dự án 125, 3 chiến hạm của dự án 124, 4 của dự án 123 và 6 của dự án MKS-180, cũng như năm tàu hộ tống của dự án 130.

Như vậy, trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột toàn diện ở biển Baltic, người Đức sẽ sử dụng lực lượng này và chiếm ưu thế không nhỏ so với hạm đội của Nga.

Theo baodatviet.vn