Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Đức sẽ nỗ lực cứu thỏa thuận hạt nhân Iran

Ảnh minh họa: pixabay.com

Trong bối cảnh Mỹ có thể rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel ngày 21/9 nói rằng nước này sẽ nỗ lực cứu thỏa thuận này.

Theo Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel, sự sụp đổ của thỏa thuận này làm nghi ngờ sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế.

“Thỏa thuận này là giải pháp cho cuộc đối đầu hạt nhân không lối thoát có thể hủy hoại an ninh khu vực và thậm chí có tác động xa hơn trong phạm vi khu vực nhưng chỉ khi tất cả các cam kết và nghĩa vụ được tuân thủ và nhất trí một sự minh bạch được tạo ra từ việc gia tăng niềm tin một cách cần thiết”, ông Gabriel nêu rõ trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ông khẳng định: “Đức sẽ nỗ lực làm việc trong khuôn khổ P5+1 để đảm bảo thỏa thuận này được thực hiện một cách nghiêm túc. Điều này không chỉ là về Iran, còn là sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết sẽ tìm cách thuyết phục Mỹ không hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran. Bất cứ động thái nào của Mỹ liên quan tới hủy bỏ thỏa thuận này hay áp đạt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran đều sẽ chỉ khiến những nước như Triều Tiên không muốn tham gia đàm phán để chấm dứt chương trình hạt nhân của mình. Đức cũng sẽ làm việc với Liên minh châu Âu (EU), Pháp, Anh và Trung Quốc, Nga để gây áp lực buộc Mỹ phải duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran.

Cùng ngày, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố rằng, thỏa thuận hạt nhân giữa nước này với các cường quốc thế giới là không thể đàm phán lại.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng, nếu thỏa thuận nó có kẽ hở, các bên có thể sửa đổi nó và đã tuyên bố rõ ràng thỏa thuận hạt nhân không thể mang ra đàm phán lại.

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 21/9 cũng tuyên bố rằng phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là một dấu hiệu thể hiện sự tuyệt vọng.

Theo thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015, Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Trong bài phát biểu đầu tiên tại Liên Hợp Quốc hôm 19/9, Tổng thống Donald Trump đã gọi đây là thỏa thuận “đáng xấu hổ” của nước Mỹ./.

Theo Reuters

Theo Thùy Linh / vov.vn