Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Đức vội đưa vàng về nước: Kịch bản đồng Euro sụp đổ?

Ảnh minh họa: pixabay.com

Những thỏi vàng đầu tiên trong thời kỳ hậu chiến đã nằm trong kho bạc Bundesbank ở Frankfurt am Main.

Đức vừa hoàn thành việc đưa một phần dự trữ vàng của mình từ nước ngoài về. Tuy đây chưa phải là tất cả số vàng của Đức gửi ở nước ngoài, nhưng hơn một nửa số vàng thỏi đầu tiên trong thời kỳ hậu chiến đã nằm trong kho bạc Bundesbank ở Frankfurt am Main.

Lý do kéo dài việc đưa số vàng dự trữ về nước không rõ ràng, gây ra nhiều dư luận đồn thổi.

Nhưng dù sao thì đây không phải trường hợp cá biệt: ngày càng có nhiều quốc gia đang cố gắng giữ vàng dự trữ tại chỗ theo kiểu “đồng tiền đi liền khúc ruột”.

Mối nghi ngại của chính phủ Đức

Quyết định chuyển lượng vàng dự trữ từ New York và Paris về Frankfurt am Main được chính phủ Đức công bố lần đầu tiên vào đầu năm 2013. Nó được ví như là tiếng sấm giữa lúc trời quang mây tạnh.

Vào thời điểm đó, chính phủ Đức chỉ giữ có 31% số vàng dự trữ của mình. Số vàng còn lại được lưu giữ ở nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ, Anh và Pháp.

Tình trạng này là nhằm đáp ứng với yêu cầu tình hình địa chính trị của cuộc chiến tranh lạnh.

Cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và các nước thuộc Hiệp ước Warsawa hoàn toàn có thể xảy ra, và nếu chiến tranh xảy ra thì quân đội Liên Xô có thể chiếm lãnh thổ của Tây Đức chỉ trong vài tuần, nếu như không nói là vài ngày.

Và số vàng của Đức có thể rơi vào tay Liên Xô, vì vậy, chính phủ CHLB Đức quyết định giữ nó ở một nơi an toàn hơn.

Nhìn chung, mối đe dọa từ phía Liên Xô đã buộc Hoa Kỳ, Pháp và Anh phải tích cực giúp đỡ Tây Đức bằng tất cả các nỗ lực của họ.

Do đó, việc lưu trữ trữ lượng vàng của Đức tại Fort Knox (Mỹ), cũng như các kho lưu trữ của các ngân hàng Anh và Pháp là hoàn toàn hợp lý.

Lượng vàng của Đức hiện vẫn còn để ở nước ngoài sau chiến tranh lạnh là do để đưa một số lượng lớn kim loại quý hồi hương đòi hỏi một khoản chi phí không hề nhỏ.

Người ta dự tính phải tốn hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu euro để chi cho việc di chuyển số vàng này về nước. Và người Đức thì luôn biết cách đếm tiền và tiêu tiền. Đó là lý do họ chưa thể đưa vàng dự trữ về nước ngay lập tức.

Đức đã ra thông báo rằng trong một thời gian rất ngắn – trong vòng bảy năm – sẽ đưa 674 tấn kim loại quý về Đức. Và thực tế là, họ đã nhanh chóng vượt thời hạn ba năm, hoàn thành việc vận chuyển số vàng trên vào tháng 8/2017.

Lý do đưa vàng về nước

Cơ quan quản lý của Đức giải thích quyết định của họ như sau: họ cần đưa vàng về để xây dựng niềm tin trong nước và khi cần có thể bán đi đúng lúc, không bị chậm trễ.

Tuy nhiên, sau đó các đại diện của Bundesbank tuyên bố rằng họ chưa hề có ý định đổi một phần lượng vàng dự trữ sang tiền tệ. Vì vậy, sự thật chỉ đúng với phần đầu của lời giải thích mà thôi.

Sự thực là, lâu nay người dân Đức không mấy tin tưởng vào Bundesbank. Năm 2012, Ủy ban Thống kê Đức yêu cầu cơ quan quản lý tiến hành kiểm kê và xác minh toàn bộ trữ lượng vàng, trước hết là lượng vàng đang nằm ở nước ngoài (khoảng 2000 tấn).

Người ta nghi ngờ rằng số vàng thực sự của Đức đang tồn tại ngoài thiên nhiên. Trước đây người ta đã xì xào về chuyện đó, nhưng tiếp theo, trên các blog và nhất là trên báo chí, đã có những lời ám chỉ rõ ràng hơn.

Đương nhiên, quyền hành pháp nằm trong tay những người có thẩm quyền. Các nhà kiểm toán chỉ thấy hết sức ngạc nhiên là trữ lượng vàng dự trữ của Berlin đã không được kiểm chứng trong hàng chục năm qua.

Lúc đầu, Ngân hàng Trung ương Đức đã không thể hiện sự nhiệt tình đặc biệt trong vấn đề này: cả năm 2013 họ chỉ đưa được có 37 tấn kim loại quý về – tức là chỉ hơn 5% khối lượng so với kế hoạch đề ra.

Kết quả là, các ngân hàng trung ương đã trở thành đối tượng chỉ trích số 1 cho báo chí và các bloger.

Hành động, được cho là để củng cố niềm tin, đã hoàn toàn cho kết quả ngược lại. Khi đó, Bundesbank đã phải vội vàng xác định lại kế hoạch triển khai trong 2 năm 2014-2016 tăng tốc lên gấp nhiều lần.

Mảnh đất màu mỡ cho những toan tính

Sự lề mề của cơ quan quản lý đã đặt ra những câu hỏi, nhưng sự vội vã sau đó cũng làm cho nhiều người phải lo lắng. Lập luận chi phí cao đã không thể giải thích cho việc vội vàng hồi hương số vàng trên. Tóm lại, đây là mảnh đất màu mỡ cho các toan tính.

Một trong những lý do phổ biến nhất là giả thuyết: Đức đang phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về ý định từ bỏ cuộc thử nghiệm đã gần 20 năm với đồng euro và trở lại với đồng Deutschmark cũ.

Theo Báo Đất Việt (baodatviet.vn)