Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Ở Đức nên biết: Khi nào phải cho người lạ vào nhà?

Hình minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Không ít trường hợp xảy ra hậu họa hình sự chỉ vì cho người lạ lợi dụng vào nhà, nhiều khi do không nắm được luật pháp Đức liên quan tới câu hỏi: Khi nào phải cho người lạ vào nhà?

Hỏi:

Tôi báo cho chủ nhà sẽ hủy hợp đồng thuê nhà đúng thời hạn trước 3 tháng. Lập tức chủ nhà lên lịch báo cho tôi ngày họ tới chụp ảnh các phòng, để làm quảng cáo cho thuê. Nhà cửa đang bộn bề đồ đạc cá nhân riêng tư, tôi không muốn, họ không đồng ý. Vậy trong trường hợp tôi vẫn từ chối, họ có quyền vào nhà không? (Nguyễn T.H, Detmold)

Tôi giao buôn quần áo đã hai chục năm nay. Qua 2 lần kiểm tra thuế hầu như không có vấn đề gì. Lần kiểm tra này, tôi bị vấp do đặt hàng từ trong nước, sang đây giao buôn thu tiền mặt gom để nộp vào ngân hàng chuyển về trong nước có lúc lên tận 50.000 Euro. Người kiểm tra thuế lập bảng cân đối thu chi tiền mặt thấy có ngày số dư tiền mặt của tôi lên tới 50.000 Euro, liền hỏi tôi cất ở đâu? Tôi trả lời ở nhà. Họ hỏi vậy có cho phép họ kiểm tra két đựng tiền mặt đó ngay được không. Tôi giật mình, lo quá, vì lúc đó, tôi không rõ tiền mặt tôi ở nhà còn bao nhiêu, và thực ra tôi cũng chẳng có két? Không biết giải thích thế nào cho đúng, tôi chỉ lắc đầu. Họ cũng không nói gì. Tôi lo quá, nếu lúc nào đó, họ cứ nhất quyết kiểm tra, khám nhà thì tôi có bắt buộc phải cho họ vào nhà không? (TMT. toithich…200662@yahoo…)

Trả lời:

Hai câu hỏi trên liên quan đến quyền người ở, có buộc phải cho những người đó vào nhà hay không. Câu trả lời pháp lý liên quan tới Ðiều 13 Hiến pháp Ðức, quy định (1) chỗ ở không được xâm phạm. (2) Chỉ được khám nhà khi có trát tòa, trong trường hợp khẩn cấp phải có lệnh của cơ quan chức năng dưới dạng được luật ấn định. (7) Quyền trên bị giới hạn, hay xâm phạm (nghĩa là không cần trát tòa hay lệnh cơ quan chức năng) chỉ trong trường hợp để chống lại an nguy chung hoặc nguy hiểm tính mạng con người… Chưa nói kiểm tra thuế khóa, hay chủ nhà kiểm tra tình trạng nhà của họ, không ít trường hợp xảy ra hậu họa hình sự chỉ vì cho người lạ lợi dụng vào nhà, nhiều khi do không nắm được luật pháp liên quan tới câu hỏi: Khi nào phải cho người lạ vào nhà?

Nhân viên thi hành án (kiểm tra thuế)

Phải cho phép nhân viên công vụ vào nhà khi có lệnh tòa án, chẳng hạn lệnh cưỡng chế Zwangsvollstreckungsbescheid do nợ tiền. Nói cách khác: Khi có lệnh của tòa án, phải cho nhân viên thi hành án vào nhà, không thể đóng chặt cửa trốn nợ. Đối với nhân viên kiểm tra thuế, không bắt buộc cho vào nhà, do họ hoàn toàn có thể kiểm tra hồ sơ tại văn phòng của nhân viên tư vấn thuế.

Cứu hỏa đang đến gần

Trong các tình huống cấp bách và rủi ro như cháy nổ, mùi ga, hỏng ống nước, nguy cơ dịch bệnh xuất phát từ một căn hộ, nhân viên cứu hỏa được phép vào căn hộ đó, nếu cần thiết có thể dùng bạo lực. Do đó, khi thấy nhân viên cứu hỏa bấm chuông, hãy mở cửa. Tuy nhiên, đối với người giúp đỡ, đôi khi cũng khó đưa ra quyết định Trong trường hợp xấu nhất, tòa án sẽ quyết định xem việc sự can thiệp đó có cần thiết hay không.

Người kêu gọi quyên góp

Giao dịch trước của nhà luôn mạo hiểm. Nếu đại diện một tổ chức giúp đỡ nào đó gõ cửa kêu gọi quyên góp, không nên cho vào nhà. Nếu muốn quên góp, nên thự hiện trước cửa nhà. Nếu cần vào nhà lấy tiền, đừng quên đóng cửa

Khi có người cần giúp đỡ

Giúp đỡ hàng xóm là hành động đáng khích lệ. Nếu có người bấm chuông tự nhận là hàng xóm và xin vào nhà gọi điện thoại do bị sập cửa trong khi bếp vẫn đang bật. Trong trường hợp này, không bắt buộc phải cho họ vào. Thay vào đó, có thể giúp họ gọi dịch vụ mở khóa. Tuy nhiên, nếu gặp người bị thương và cần sơ cứu, phải can thiệp ngay, nếu không sẽ bị tội không giúp người bị nạn.

Điều tra hình sự

Phải cho nhân viên điều tra vào, nếu không sẽ bị quy vào tội cản trở, tiếp tay hay trợ giúp. Tuy nhiên, phải yêu cầu họ trình thẻ cảnh sát hay huy hiệu của cảnh sát hình sự.

Chủ thuê nhà đến

Chủ nhà không được phép vào nhà khi không được người thuê đồng ý. Nếu không thỏa thuận thêm trong hợp đồng, cứ một đến hai năm chủ nhà có quyền xem nhà. Tuy nhiên, phải thông báo điều này cho người thuê ít nhất trước 24 giờ.

Thợ thủ công

Thợ thủ công mặc quần áo bảo hộ lao động, tay cầm hộp đồ nghề, bấm chuông yêu cầu mở của để vào kiểm tra lò sưởi. Trong trường hợp đó, chủ nhà không phải mở cửa khi không được quản lý nhà thông báo trước; Không trình trẻ chứng minh; Không thể kiểm tra tên công ty.

Thời báo Việt Đức