Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Luật thu gom đồ điện cũ: Trách nhiệm xử lý và bảo hành

Ảnh minh họa: pixabay.com

Đồ điện cũ, hỏng không được vứt chung với rác thải gia đình. Nhưng địa điểm thu gom chúng lại quá xa chỗ ở. Hàng năm ở Đức, ước tính trung bình một người xả thải 23kg đồ điện hỏng. Cơ quan môi trường liên bang chỉ thu gom bình quân hàng năm 8,8kg/người, tổng số 780.000 tấn/năm. Điều này gây ra những hậu quả khôn lường: rác thải kim loại không thể tái sử dụng và vứt bừa bãi vào tự nhiên hoặc tuồn sang các nước đang phát triển ở rìa các khu ổ chuột. Hàng ngàn người tới bới rác để tìm nguyên vật liệu có thể bán lại, rất nguy hiểm tới sức khỏe của họ. EU đưa ra một quy phạm mới, đến năm 2016 ít nhất 45% rác thải đồ điện phải tái sử dụng, và đến 2019 tỉ lệ này phải tăng lên 65%. Do đó Luật thu gom đồ điện cũ được Đức ban hành, và áp dụng từ 2016.

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Chính xác phải thay đổi những gì?

Người bán thiết bị điện và điện tử có trách nhiệm nhận lại máy móc cũ, hỏng miễn phí. Tuy nhiên chỉ áp dụng với những cửa hàng có diện tích lớn hơn 400m2, nói chung là các hãng lớn như Saturn hay Media Markt. Những cửa hàng nhỏ chỉ có một vài thiết bị máy móc trên kệ hàng, không phải cung cấp dịch vụ này. Không cần tới hóa đơn, giấy mua hàng. Tuy nhiên phụ thuộc vào kích thước của máy: tất cả máy cũ có chiều dài tới 25cm, chủ cửa hàng bắt buộc phải thu nhận, những máy lớn hơn, chỉ được nhận khi mua một thiết bị mới có kích thước tương tự. Điện thoại di động và bộ sạc được nhận lại trong mọi trường hợp.

Với những cửa hàng bán trực tuyến

Tại đây họ cũng có trách nhiệm nhận lại máy cũ miễn phí – với tất cả cửa hàng có diện tích nhà kho lớn hơn 400 m2. Tại Amazon, khi chuyển máy mới đến, khách có thể yêu cầu lái xe mang máy cũ đi và phải trả phí 15 Euro. Nếu máy cũ, hỏng không được mang đi, các cửa hàng phải đảm bảo rằng, mỗi người tiêu dùng trong một khoảng cách hợp lý sẽ tìm thấy một điểm thu gom hoặc một điểm chuyển hàng. Bộ trưởng môi trường liên bang ủng hộ sự hợp tác giữa các cơ sở mua bán  với  các  tổ chức  xã hội như Caritas, những tổ chức quan tâm tới tái chế thiết bị điện. Hiện họ đã bắt đầu thu gom điện thoại di động cũ.

Phản ứng trước luật mới

Các cửa hàng trực tuyến khá hờ hững, bởi họ thấy cách làm khá lòng vòng. Hiệp hội thương mại điện tử không hi vọng người tiêu dùng mang máy móc hỏng đến điểm tập kết bưu kiện và gửi chúng đến các cửa hàng kinh doanh. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp phải chuẩn bị tài lực và nhân lực thực hiện. Còn hiệp hội thương mại cho luật mới là đúng, vấn đề tái chế các dụng cụ điện cũ hiện đã được cải thiện rõ rệt. Các cửa hàng đã tự nguyện tổ chức hơn 9000 điểm thu gom. Quỹ bảo vệ người tiêu dùng và các tổ chức vì môi trường thì chỉ trích những quy định trong luật quá phức tạp.

Thời hạn bảo hành 2 năm

Nếu một thiết bị điện bị hỏng trong vòng hai năm tính từ ngày mua, người tiêu dùng có thể yêu cầu bảo hành theo luật định. Theo Điều 438 BGB, người bán có trách nhiệm bảo hành máy trong khoảng thời gian này. Trường hợp máy bị lỗi, khách hàng có thể yêu cầu sửa chữa, giảm giá, giao hàng mới hoặc trả lại hàng. Đặc biệt với nguyên tắc chăm sóc khách hàng, quy định trong 6 tháng đầu, người bán hàng phải chứng minh khi có tranh cãi, rằng hàng khi bán không bị lỗi. Sau thời gian trên, trách nhiệm chứng minh thuộc về khách hàng, chứng minh rằng máy đó đã bị lỗi khi mua. Ngoài ra khách phải chứng minh, hàng được mua khi nào. Vì vậy, hóa đơn chứng từ nên giữ lại ít nhất trong vòng 2 năm.

Thường các đại lý, cửa hàng hoặc nhà sản xuất cung cấp dịch vụ bảo hành bổ sung tự nguyện. Tuy nhiên với bảo hành này, người tiêu dùng không có quyền yêu cầu. Do đó nhà bảo hành chỉ sửa miễn phí trong khả năng có thể. Ví dụ trong phiếu bảo hành ghi, khi gửi máy đến nhà sản xuất, khách hàng phải chịu chi phí gửi.

Phương Lan (tổng hợp)

Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!