Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Mức thu nhập bao nhiêu sẽ mạng lại hạnh phúc?

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Công việc được trả lương cao thường căng thẳng, quá ít thời gian thảnh thơi con người không còn thấy hài lòng thoải mái. Ngược lại, thu nhập thấp cũng làm con người không hài lòng và cảm thấy không hạnh phúc.

Tiền bạc có đem lại hạnh phúc? Trái với dư luận, câu trả lời khoa học là: Có. Tuy nhiên chỉ đến một mức thu nhập nhất định. Mức độ cảm giác hạnh phúc của con người bị giới hạn ở mức thu nhập hàng năm 75.000 USD (66.000 Euro)/1 năm hoặc 5.500 Euro/tháng. Mỗi khoản thu nhập tăng lên cũng không mang lại thêm niềm vui nữa. Lý do: Công việc được trả lương cao hơn gây căng thẳng, quá ít thời gian thảnh thơi, kể cả cho gia đình và bạn bè, không còn thấy hài lòng thoải mái. Kết luận này được đưa ra bởi nhà nghiên cứu khoa học người Anh Angus Deaton, 69 tuổi, giảng dạy tại trường đại học Elite Princeton Hoa Kỳ, được trao giải Nobel kinh tế năm 2015.

Deaton được biết đến như một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế về chăm sóc sức khỏe, phát triển và hạnh phúc. Trong một công trình nghiên cứu chung với nhà đoạt giải Nobel Daniel Kahneman năm 2010, Deaton khám phá ra mối quan hệ giữa tiền bạc với hạnh phúc và đặt ngưỡng giới hạn cho nó. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thu nhập thấp làm con người không hài lòng và cảm thấy không hạnh phúc. Deaton đã phân tích, đối chiếu, thăm dò dư luận quốc tế về sự hài lòng trong cuộc sống theo chuẩn mực xã hội dưới con mắt nhà kinh tế học.

Deaton thường xuyên tập trung nghiên cứu về sung túc, nghèo khó và sức tiêu thụ, trả lời cho câu hỏi, người tiêu dùng phân bổ tiền của họ cho mua sắm các mặt hàng khác nhau như thế nào. Bằng phương pháp của ông, có thể đánh giá, như tầng lớp xã hội nào bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào thực phẩm. Hoặc ai lợi, ai thiệt khi thuế thu nhập thay đổi?

Trước đây các nhà kinh tế học không thể đưa ra câu trả lời. Ủy ban trao giải Nobel ca ngợi, 35 năm sau, kết quả nghiên cứu của ông trở thành chuẩn mực để đo lường tác động của các chính sách kinh tế, xác định chỉ số giá cả và so sánh chất lượng cuộc sống các nước khác nhau. Phương pháp tiếp cận vấn đề do Deaton chọn lựa vào những thập niên 80 trở thành kim chỉ nam hiện nay.

Ông nghiên cứu vấn đề, khi nào người dân tiết kiệm và khi nào họ thích mua sắm. Trong đó, ông lấy thu nhập cá nhân làm đối tượng nghiên cứu thay cho thu nhập quốc dân hay thu nhập bình quân thường phổ biến trong các công trình nghiên cứu trước đây. Vì theo thời gian, thu nhập cá nhân thay đổi mạnh hơn so với thu nhập chung bình quân toàn dân. Và người ta có thể đo sự sung túc và nghèo khó như thế nào?

Deaton đã tìm ra câu trả lời. Từ những dữ liệu chi cho tiêu dùng, ông tính toán được mức sống và sự nghèo khó ở các nước phát triển. Ông cũng tập trung vào nghiên cứu thu chi cá nhân, lưu ý đến việc liệu trẻ em có ít nhu cầu hàng hoá sinh hoạt hơn người trưởng thành hay không. Điều đó cho phép định lượng được mức độ nghèo khó. Deaton kết luận, sự thiếu ăn không phải là nguyên nhân của sự nghèo khó mà là hệ quả của nó. Ông cũng chỉ ra rằng,khi thu nhập bị kém đi, cha mẹ thường ưu ái con trai hơn con gái họ, nhất là trong vấn đề nuôi dưỡng và giáo dục.

Vũ Viết Thắng (tổng hợp)

Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!