Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Người Đức và phân biệt Tây Đông

Ảnh minh họa: nguồn https://pixabay.com

TBVĐ- Người Đức tại Đông và Tây có thực sự là một? Hay phần lớn quan niệm  một nước hai dân tộc? Người Đông và Tây Đức? Không dễ đưa ra câu trả lời.

Dưới đây là một số so sánh giữa Đông và Tây Đức.

Đông và Tây nghĩ gì về nhau

Hơn một nửa người Đức nghĩ rằng có sự khác biệt giữa Đông và Tây. Thậm chí hơn 70% người dân tại Đông Đức nghĩ vậy. Theo họ, điển hình của người phía Tây là kiêu ngạo. Còn người Tây Đức cho rằng người Đông Đức quá khắt khe và hay bất mãn. Tuy nhiên họ cũng thấy ở nhau mặt tích cực: Người phía Tây được cho là tự tin, người phía Đông thì đoàn kết và tình cảm. Suy nghĩ này ít thay đổi từ năm 1990, mặc dù ngày càng nhiều người phía Tây làm bạn với người phía Đông và ngược lại. Nhiều người phía Đông đặt câu hỏi, tuýp điển hình người phía Tây là gì? Câu hỏi này nên đặt ra cho người phía Đông. Nguyên nhân có lẽ do người phía Đông thích người phía Tây hơn. Thống nhất trong đầu phải cần thời gian, không chỉ qua 1 thế hệ có thể thay đổi được.

Người Đông Đức hay lo âu

34,4% người phía Tây cảm thấy không có gì lo lắng, trong khi phía Đông chỉ có 22,9% có tâm trạng suy nghĩ tích cực. Có tới 24,6% luôn lo lắng về tương lai, trong khi phía Tây chỉ 18,5%. Sự khác biệt có thể do phía Đông nhiều người thất nghiệp, di cư mạnh và việc đô thị hóa nông thôn làm người dân bi quan hơn. Cũng bởi ở phía Tây không nhiều vấn đề như vậy.

Tình trạng di cư vẫn tiếp diễn

Giữa 1991 đến 2013, các tiểu bang tại phía Đông mất đi 2 triệu dân, trong khi phía Tây có thêm 2,5 triệu. Thứ nhất, nhiều người phía Đông chuyển sang phía Tây, trong đó xu hướng chuyển tới các thành phố lớn rộng khắp trên cả nước. Chỉ một phần lãnh thổ thời DDR trước đây phát triển mạnh như: Potsdam, Dresden và Leipzig. Nhưng trong 132 thành phố lớn ở phía Đông, chỉ có 15 thành phố không có tình trạng di dân. 2 thành phố Hoyerswerda và Eisenhütten đã mất hơn nửa số dân so với năm 1990.

Tây Đức ngày càng ít trẻ em

2012 cứ 4 phụ nữ có 1 người độ tuổi 40 đến 44 ở phía Tây không có con, trong khi phía Đông tỉ lệ này là 1/7. Tại một số tiểu bang mới, tỉ lệ người sống 1 mình khá cao. Hình thức sống chung cũng thay đổi: Tây Đức có 72% hộ gia đình đăng kí kết hôn và có con, phía Đông chỉ 54%, chủ yếu các đôi về ở với nhau mà không đăng ký kết hôn.

Đông Đức người nhập cư ít hơn

Nhưng họ dè dặt hơn với người nước ngoài, chỉ 1/3 người phía Đông có liên hệ với người nước ngoài, trong khi phía Tây 2/3. Suy nghĩ cực đoan chống lại người nước ngoài tại phía Đông thể hiện thường xuyên hơn phía Tây.

Cặp vợ chồng Đông Tây là chuyện bình thường

Có khoảng 1,6% hôn nhân giữa Đông Tây. Một công trình khác cho thấy con số đó lên tới 11%, phần lớn vợ phía Đông lấy chồng phía Tây.

nguoi-duc-va-phan-biet-tay-dong
Bức tường Berlin. Ảnh Trần Hiếu

Học sinh Đông Đức thông minh hơn

Trong bảng so sánh về chỉ số thông minh IQ, học sinh phía Đông có chỉ số vượt trội so với phía Tây mặc dù ít người nhập cư hơn, lớp học nhỏ hơn. Đặc biệt học sinh thời DDR được chú trọng đặc biệt về toán và các môn khoa học tự nhiên.

Người phía Tây kiếm tiền nhiều hơn

Mức lương trung bình (Brutto) tại Đông Đức vào khoảng 2800 Euro, bằng khoảng 3/4 mức phía Tây. Cách biệt nhau về mức sống khoảng 8 năm. Vấn đề ở chỗ, số người phía Đông hưởng lương không theo mức ký hợp đồng tập thể (Tariflohn) nhiều hơn. Đông Đức có ít hơn các thành phố công nghiệp và sản xuất lớn, những nơi thường trả lương cao hơn. Cũng bởi tại phía Đông có ít các trung tâm quy tụ các doanh nghiệp cũng như đội ngũ tay nghề cao.

Phần lớn người giàu sống tại Tây Đức

Chỉ 20 trong 500 người giàu nhất Đức sống ở phía Đông, trong đó 14 người sống tại Berlin. Đông Đức tính người có tài sản ròng 110.000 Euro là người giàu nhất, chiếm khoảng 10%, phía Tây là 240.000 Euro. Các hãng ô tô giá cả hợp lý như Hyundai, Mazda, Mitsubishi và Nissan được người phía Đông đi nhiều, trong khi người phía Tây đi xe sang như BMW, Mercedes nhiều gấp 2 lần Đông Đức.

Tây Đức có nhiều người làm thiện nguyện hơn

30% người phía Đông làm việc trong hội/tổ chức, nhưng phía Tây tới 37% (đặc biệt tại miền Bắc và Tây Nam). Có thể bởi trong thời DDR, các hội đoàn nằm trong bộ máy nhà nước, bởi vậy sau năm 1990 nó không còn được đánh giá cao.

Thống nhất kéo dài tuổi thọ

Năm 1990 người phía Tây trung bình sống lâu hơn 2 năm. Trong khi người phía Đông, thời đó phụ nữ chết sớm hơn 4 năm, và đàn ông sớm hơn 5,7 năm so với hiện nay. Tuy nhiên phần lớn những người béo phì sống ở Đông Đức (ngoại trừ bang Sachsen). Phần lớn chết vì rượu tại các tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern và Brandenburg, theo sau là Bremen.

Hương An (tổng hợp)

Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!