Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Người học lái xe cần biết: Chênh lệch phí các trường dạy lái xe

Gần 80% người 25 tuổi sở hữu bằng lái. Năm nào cũng vậy, hàng trăm ngàn người đổ về các trường dạy lái xe. Để cầm tấm bằng trên tay, thường phải trải qua thử thách lớn, chủ yếu liên quan đến tài chính.

nguoi-hoc-lai-xe-can-biet Trung bình bằng lái xe tốn 1445,25 Euro. Diễn đàn Internet „Fahrschulvergleich“ so sánh 700 trường dạy lái tại các thành phố lớn ở Đức. Kết quả đáng ngạc nhiên: Giá chênh lệch đến 1.305 Euro. Trong khi bằng lái tại Berlin tốn trung bình 1.200 Euro, tại München mất đến 2021 Euro. Đặc biệt, phí thực hành giữa các trường dạy chênh nhau đáng kể. Tại Đức, một giờ có giá 20 đến 45 Euro. Do đó nên so sánh kĩ trước khi đăng kí học. Thông thường, một học viên cần thực hành 24 tiết. Khi đó, chênh lệch giá 25 Euro/giờ có thể khiến tổng chi phí chênh 600 Euro. Ngoài  ra còn phí học cứu thương, kiểm tra thị lực, hình thẻ, giáo trình học và giờ lý thuyết, giờ thực hành đặc biệt và lệ phí thi. Tổng cộng khoảng 2000 Euro.

Nhân viên ADAC khuyên, khi lựa chọn trường dạy lái xe không nên chỉ để ý đến tiền, mà quan trọng là không khí học dễ chịu và thầy dạy lái đáng tin cậy, luôn chia sẻ mọi lo lắng với học viên. Về cơ bản, chưa chắc trường dạy lái đắt tốt hơn trường rẻ, nhưng không nên quảng cáo với số giờ học ít, do việc học cần thời gian. Theo thống kê, gần 1/3 học viên trượt kì thi lý thuyết, rào cản đầu tiên sau 12 giờ học. Họ phải nhồi nhét câu trả lời cho hơn 1000 câu hỏi, nhưng chỉ 30 câu được hỏi và được phép có 10 lỗi. Nếu thi trượt, có thể thi lại sau 14 ngày và phải đóng phí lần nữa. Ở kì thi thực hành, gần 1/4 thi trượt. Trong 10 năm gần đây, xu hướng này giảm. Trước đây, học viên được đào tạo 5 bước: Đầu tiên, họ học các chức năng cơ bản của ô tô và từng bước làm quen với giao thông, trước khi bắt đầu các tiết học lái đặc biệt (lái ban đêm, đường cao tốc hay đường làng). Không có quy định về số giờ thực hành tối thiểu, mà giáo viên nhận biết, khi nào học viên sẵn sàng cho kì thi. Điều này phụ thuộc khả năng từng người. Giáo viên luôn phải đặt an toàn giao thông lên hàng đầu. Về cơ bản áp dụng: Thà học nhiều hơn một tiết, còn hơn thi lại. Điều này cũng giúp tiết kiệm tiền.

Lấy bằng năm 17 tuổi: Tại Đức, có thể thi bằng lái từ 17 tuổi. Nhưng cho đến lúc đủ 18 tuổi thì chỉ được ngồi sau vô lăng, khi có người hộ tống Begleitperson đi cùng. Người này phải ít nhất 30 tuổi, và có bằng lái loại B từ 5 năm. Ngoài ra, không được phép có nhiều hơn 1 điểm phạt trong Flensburg. Có thể đăng kí tên nhiều người Begleitperson, mỗi người phải đóng một khoản phí nhất định. Năm 2004, Niedersachen bắt đầu dự án thí điểm đầu tiên cho chuyến đi có người kèm, nhằm giảm số vụ tai nạn gây ra bởi người mới lái. Kết quả: Những người tham gia thử nghiệm gây ra ít hơn 28,5% vụ tai nạn và 22,7% vi phạm giao thông, so với những người bắt đầu lái năm 18 tuổi. Năm 2010, Quốc hội cho phép áp dụng quy định „lái xe có người kèm“ năm 17 tuổi từ 1.1.2011.

Thiện Hường (tổng hợp)

Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!