Site icon Thời báo Việt Đức

Cơ hội ngoại kiều EU sang Đức lưu trú

LTS: Khác với luật pháp Việt Nam coi nghị định của Bộ là một dạng văn bản luật đặt ra những quy định buộc người dân phải thi hành, ở Đức nghị định là văn bản hướng dẫn cấp dưới cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến các văn bản lập pháp mà họ phải thi hành. Nghị định của Bộ Nội vụ nói trên dùng để hướng dẫn cấp dưới họ cách thức xét cấp giấy phép lưu trú cho những người nước ngoài sinh sống tại các nước EU muốn sang Đức lưu trú. Tuy nhiên tham khảo nghị định này, người đệ đơn xin giấy phép lưu trú có thể hiểu được mình đủ điều kiện hay không và thủ tục như thế nào – điều hiện nay được nhiều người Việt ở Đức có thân nhân đang sống ở các nước Đông Âu rất quan tâm !

Nghị định của Bộ Nội vụ (Arbeitsanweisung vom Innenministerium)

Dạng thức lưu trú ở Đức cấp cho người nước ngoài được quyền lưu trú lâu dài ở các nước EU

Một người nước ngoài có giấy phép lưu trú lâu dài tại các nứơc EU khác trừ Đan Mạch, Anh và Irland, sẽ được cấp giấy phép tạm trú Aufenthaltserlaubnis, nếu người đó muốn lưu lại tại Đức một thời gian từ 3 tháng trở lên (điều §14, đoạn 1, Luật RL) đồng thời thoả mãn điều kiện sau đây: Giấy phép lưu trú lâu dài tại các nước EU đó phải có dòng ghi chú “Lưu trú lâu dài ở EU” “Daueraufenthalt EG” (xem quy định tại điều §15 đoạn 4, Luật RL). Lưu trú lâu dài nêu trong luật RL của EU không hàm nghĩa chỉ những người nước ngoài mang giấy phép lưu trú vô thời hạn nơi nước họ lưu trú, mà là họ được xác nhận trong giấy phép đó với dòng ghi chú trên. Nếu người nước ngoài sống ở các nước EU thoả mãn điều kiện trên (nghĩa là trong giấy phép lưu trú của họ có ghi dòng chữ: “Lưu trú lâu dài ở EU”, và để có dòng này họ phải đến nơi cấp giấy phép lưu trú đệ đơn xin – ND), họ được quyền đòi hỏi cấp giấy phép tạm trú Aufenthaltserlaubnis ở Đức, và được chấp nhận theo điều §39 Nghị định hướng dẫn cấp giấy phép lưu trú. Những nguời nứơc ngoài được cấp giấy phép lưu trú lâu dài tại các nước EU theo điều §21 Hiệp định Schegener (Schegener Durchführungsübereinkommens – SDÜ) thoả mãn tất cả các điều của Hiệp định trên có thể sang Đức và đệ đơn xin giấy phép lưu trú Aufenthaltserlaubnis  ở Đức.

Giấy phép tạm trú Aufenthaltserlaubnis chỉ  có thể cấp trên cơ sở vận dụng điều §16  tới §21 Luật Lưu trú AufenthG, nếu các điều kiện phục vụ cho mục đích lưu trú quy định tại các điều trên được thoả mãn. Khi cấp, cần chú ý các điều kiện quy định tại điều §5 Luật lưu trú AufenthG, đặc biệt lưu trú với mục đích lao động cần có những chứng nhận đối với một công việc cụ thể hoặc chứng nhận khả năng tài chính đối với công việc tự kinh doanh và trình những giấy tờ cơ quan chức năng đòi hỏi (điều §15 đoạn 4, xuống dòng 3, mục chữ cái a, Luật RL); lưu trú với mục đích đào tạo cần trình giấy nhập trường (điều §15 đoạn 4, xuống dòng 3, mục chữ cái b, Luật RL).

Giấy phép lưu trú được quyền lao động chỉ khi những điều kiện quy định tại điều §18, §19, §21 Luật Lưu trú được thoả mãn; quy định trên có giá trị cả trong trường hợp có sự tham gia xem xét của Sở Lao động (điều §14 đoạn 3 Luật RL). Khi cấp giấy phép lưu trú nhằm mục đích đào tạo tại xí nghiệp, thì vận dụng điều §16 đoạn 3 Luật Lưu trú AufenthG. Trong trường hợp này không cần sự tham gia xem xét của Sở Lao động, bởi việc kiểm tra thị trường nhân dụng theo điều §14, đoạn 3, Luật RT chỉ áp dụng đối với lao động làm thuê hay kinh doanh.

Khi xét cấp giấy phép lao động cho những người nước ngoài có giấy phép lưu trú lâu dài từ các nước EU tới xin việc, Sở Lao động thực hiện kiểm tra thị trường nhân dụng theo quy định tại điều §39, đoạn 2, Luật lưu trú AufenthG, trong đó ưu tiên cho công dân EU, người nứơc ngoài được quyền lưu trú ở Đức đang nhận tiền thất nghiệp (điều §14 đoạn 3, điểm xuống dòng 2 Luật RL). Trong kiểm tra cần so sánh điều kiện lao động với nhân công Đức cùng công việc tương đương, được quy định tại điều §39 đoạn 2, câu 1 Luật Lưu trú AufenthG.

Nếu người nước ngoài muốn lưu trú ở Đức không nhằm mục đích đào tạo, hay lao động, thì cấp cho họ giấy phép tạm trú Aufenthaltserlaubnis theo các quy định khác của Luật lưu trú. Trong giấy phép đó phải ghi chú “không được phép lao động – Erwerbstätigkeit  nicht  gestattet”.

Các quy định trên, theo điều §14 đoạn 5 Luật RL không áp dụng cho những người nước ngoài:

1-Làm việc trong một hãng dịch vụ chuyển qua biên giới hoặc

2-Muốn làm các công việc dịch vụ qua biên giới, hoặc

3-Lưu lại Đức để làm việc thời vụ với tư cách là lao động vùng biên giới. (Các công việc trên họ được phép làm không cần giấy phép lưu trú ở Đức – ND)

(Trần Nguyễn biên dịch)

Exit mobile version