Site icon Thời báo Việt Đức

Chủ nhà hủy hợp đồng thuê nhà: Quyền Phản Đối Chấm Dứt Hợp Đồng Của Người thuê

Trong mối quan hệ thuê nhà, việc chấm dứt hợp đồng luôn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Đối với người thuê, việc bị yêu cầu chuyển đi không chỉ là một trở ngại lớn về mặt vật chất mà còn có thể gây ra nhiều khó khăn về mặt cảm xúc và tài chính. Tuy nhiên, theo Luật pháp Đức trong một số hoàn cảnh đặc biệt người thuê có thể phản đối việc chấm dứt hợp đồng của chủ nhà.

Quyền Phản Đối Chấm Dứt Hợp Đồng Của Người Thuê Nhà

Theo Điều 574 BGB của Pháp luật Đức, người thuê có quyền chống lại việc chấm dứt hợp đồng thuê nếu việc phải chuyển nhà sẽ gây ra “khó khăn đặc biệt” cho họ hoặc gia đình họ. Những sự khó khăn này có thể bao gồm:

Thời Hạn Phản Đối Chấm Dứt Hợp Đồng Của Người Thuê Nhà

Người thuê cần thực hiện việc phản đối bằng văn bản và nó phải được gửi đến người cho thuê trước hai tháng so với thời hạn chấm dứt hợp đồng. Đáng chú ý, người cho thuê phải thông báo cho người thuê về quyền phản đối này trong thông báo chấm dứt hợp đồng; nếu không, người thuê có thể phản đối bất cứ lúc nào trước phiên tòa.

Nếu Chủ Nhà Không Cấp Nhận Phản Đối Chấm Dứt Hợp Đồng Của Người Thuê Nhà

Nếu người cho thuê không chấp nhận lời phản đối, trường hợp này sẽ được đưa ra tòa án. Tại đây, một sự cân nhắc sẽ được thực hiện giữa sự khó khăn của người thuê và lợi ích của người cho thuê. Trong một số trường hợp, tòa án có thể quyết định gia hạn mối quan hệ thuê nhà cho đến khi người thuê có thể tìm được nơi ở mới.

Đặc biệt khi đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc nguy hiểm đến tính mạng, các thẩm phán phải lấy ý kiến chuyên gia để có cái nhìn chính xác (BGH, 15.03.2017, Az. VIII ZR 270/15).

HN

Exit mobile version