Site icon Thời báo Việt Đức

Công dụng và cách chế biến Bärlauch – Tỏi gấu

TBVĐ- Khi nhắc đến mùa xuân ở Đức, thật thiếu sót khi không nhắc đến món quà thiên nhiên: Bärlauch.

Bärlauch tạm dịch tiếng Việt là tỏi gấu, là một loại thực vật mọc hoang có họ hàng với hành và tỏi, mọc nhiều ở các khu rừng ẩm ở châu Âu và một số nơi ở châu Á. Rất tiếc ở Việt Nam không có loại rau này. Bärlauch còn có tên là tỏi rừng (Waldknoblauch) hay tỏi dại (wilder Knoblauch). Tại Đức, Bärlauch mọc nhiều ở phía Nam, phía Bắc rất hiếm. Thời gian thu hoạch từ tháng 3 đến đầu tháng 5. Tốt nhất nên thu hoạch Bärlauch trước khi cây ra hoa, do sau khi ra hoa, lá Bärlauch sẽ giảm bớt mùi tỏi.

Nguồn gốc tên gọi: Gấu vốn được tôn vinh là con vật mạnh mẽ và được xem là sứ giả của mùa xuân. Do đó, một số loại thực vật có sức sống mạnh mẽ, có dược tính và mọc vào mùa xuân cũng được đặt theo tên loại động vật này, chẳng hạn Bärlauch, Bärenklau, Bärlapp, Bärentraube và Bärwurz. Ngoài ra còn có cách lý giải khác: Theo truyền thuyết, sau khi kết thúc giấc ngủ đông, gấu thường ăn loại thực vật này để nạp đủ vitamin và dưỡng chất sau một giấc ngủ dài. Vì thế, loại rau này được đặt tên là Bärlauch.

Công dụng: Bärlauch rất tốt cho sức khỏe, giàu Vitamin C và khoáng chất. Bärlauch giúp tiêu hóa tốt, giảm đầy bụng, giúp tăng cảm giác ngon miệng. Do chứa chất kháng khuẩn nên Bärlauch giúp chống cảm cúm, giảm sốt, ho. Ngoài ra, Bärlauch còn giúp trao đổi chất tốt hơn, chữa bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, tốt cho gan, thận, dạ dày.

Cẩn thận khi hái Bärlauch: Bärlauch rất dễ nhầm với Maiglöckchen và Herbstzeitlosen, hai loại cây độc có lá gần giống Bärlauch và cũng mọc vào mùa xuân. Do đó, khi hái cần lưu ý, tránh nhầm lẫn. Tốt nhất nên ngửi trước khi hái. Nếu có mùi tỏi thì chắc chắn là Bärlauch.

Theo điều 39 Luật bảo tồn thiên nhiên, không được hái Bärlauch ở các khu vực bảo tồn thiên nhiên. Cấm phá hoại hay nhổ cây Bärlauch mà không có lý do chính đáng. Chỉ được hái để phục vụ nhu cầu cá nhân. Nếu hái với mục đích kinh doanh phải có giấy phép.

Cách chế biến: Tất cả các bộ phận của Bärlauch đều có thể ăn được, tuy nhiên, phần lá được sủ dụng nhiều nhất. Sau khi nấu, Bärlauch gần như mất hết mùi tỏi nên lá thường được dùng tươi sống để làm gia vị cho các món ăn, thay thế tỏi và hành hoặc cho vào nước sốt. Có rất nhiều cách chế biến Bärlauch, từ các món ăn kiểu Âu đến món rau xào theo cách Việt Nam. Sau đây là một số món ngon với Bärlauch có kèm Link hướng dẫn cách làm:

Trúc Quỳnh (tổng hợp)

Exit mobile version