Site icon Thời báo Việt Đức

Đàn ông ở Đức vẫn được trả lương cao hơn phụ nữ

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Đàn ông ở Đức vẫn được trả lương cao hơn phụ nữ, đặc biệt trong ngành nghề chuyên môn.

Bất công trong vấn đề bình đẳng nam nữ nhận thấy rõ qua biểu tượng thể hiện địa vị: sử dụng xe của công ty (Dienstwagen). Theo cổng thông tin trực tuyến Gehalt.de, trung bình, tỷ lệ đàn ông sử dụng xe công ty cao gấp 4 lần phụ nữ. Ngoài ra, kinh phí đầu tư cho xe con đối với phụ nữ ít hơn 9.000 € so với đồng nghiệp nam. Như vậy biểu giá sử dụng xe công ty cũng khác nhau xa như mức lương bổng. Đàn ông ở Đức vẫn được trả lương cao hơn phụ nữ, đặc biệt trong ngành nghề chuyên môn.

Theo Cổng thông tin Môi giới Việc làm trực tuyến StepStone, khác biệt giữa chuyên gia và giám đốc điều hành nam- nữ là 29%. Tính bình quân cho giới lao động nam-nữ chênh nhau 7%.

Bất công này càng rõ rệt hơn khi xem xét các con số đánh giá dữ liệu của khoảng 50.000 chuyên gia và giám đốc điều hành tham gia cuộc khảo sát trực tuyến. Chỉ tra cứu người làm việc toàn phần, như vậy làm việc bán phần, đa số là phụ nữ, yếu tố chính của chênh lệch lương bổng, không gây ảnh hưởng đến kết quả thăm dò. Nam giới lãnh mức lương năm khoảng 57.030 €, trong khi đồng nghiệp nữ trung bình 53.090 €. Tỷ lệ chênh lệch nghề kỹ sư là 13%, nam 58.440 €, nữ 51.840 €.

Tùy chuyên môn

Chênh lệch nhiều hơn nữa là khoảng cách tiền lương trong lãnh vực tiếp thị (24%) và bán hàng (25%). Ở đâu cần nhu cầu chuyên môn, ở đó tiền lương cao hơn. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức DIW (Deutsches   Institut   für Wirtschaftsforschung) điều dưỡng viên chăm sóc người già lãnh trung bình 12 € một giờ, trong khi kỹ thuật viên 18 €. DIW phân tích dữ liệu của SOEP (Sozio-oekonomisches Panel), từ 1984 mỗi năm khảo sát 12.000 người. Kết quả cho thấy, ngành nghề chủ yếu phụ nữ làm việc trả lương ít hơn khoảng 8 € Brutto/một giờ so với lương của ngành nghề đa số do nam giới làm việc, tính ra chênh chừng 40%. Nghề nghiệp điển hình của nam hay nữ giới là những ngành nghề trong đó tỷ lệ đàn ông hay phụ nữ chiếm ít nhất 70%.

Bằng cấp

Theo Holst, trả lương cao hơn trong các ngành nghề dành cho nam do nhóm  này có bằng cấp đại học  trở  lên cao. Ba trong số các ngành nghề nam phổ biến nhất, là chuyên viên lập trình phần mềm, doanh nhân và kỹ sư. Những ngành này đòi hỏi đào tạo lâu dài, trong khi ngành nghề phụ nữ chỉ có sư phạm xã hội là học lâu nhất. Nâng ngành nghề sức khoẻ và điều dưỡng lên mức đại học sẽ là bước tiến trong việc trả lương bình đẳng hơn giữa nam giới và phụ nữ.

Nhưng điều đó chưa đủ loại bỏ khoảng cách tiền lương. Do đa số nghề nghiệp điển hình của nữ giới thuộc lãnh vực chăm sóc, giáo dục và xã hội không được đánh giá cao. Để thu hẹp khoảng cách tiền lương, đòi hỏi coi trọng các nghề nghiệp trên qua mức lương cao hơn.

Minh Thái (tổng hợp)

Exit mobile version