Site icon Thời báo Việt Đức

Dấu hiệu ung thư và cách chữa „sống chung“ với nó

Giọng nói thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi kéo dà

Nguyên nhân có thể  do  cảm   lạnh, nhưng nếu không suy giảm trong vòng 2-3 tuần, chúng cần được kiểm tra. Khan tiếng dai dẳng liên quan đến phần dây âm thanh cổ có thể nguyên nhân ung thư cổ hay phần đầu nếu phát hiện sớm có thể chữa trị được.

Đổ mồ hôi về đêm ngày càng tăng

Tình trạng đó thường liên quan đến bệnh mãn kinh. Nhưng đổ mồ hôi về đêm ngày càng tăng có thể là dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết. Các tế bào khối u khiến cơ thể tốn nhiều năng lượng dẫn tới chứng đổ mồ hôi về đêm. Các triệu chứng khác có thể thấy như một khối u có đường kính từ hai cm ở nách, bẹn hay hai bên cổ.

Ợ nóng

Điều đó là bình thường khi ăn một bữa nhiều chất béo hay chua cay, nhưng nếu kéo dài 2 – 3 tuần khiến phải dùng thuốc kháng axit nhưng vẫn không thuyên giảm, có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, thực quản, hoặc ung thư tuyến tụy, hay buồng trứng.

Đau lưng giữa

Thỉnh thoảng đau cơ xương là chuyện thường, nhưng cũng chính là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư tuyến tụy. Thường cảm giác đau ở vùng bụng trên rồi lây lan ra khắp lưng. Tuyến tụy nằm ở mặt sau bụng và khi phát triển sẽ xâm nhập vào các dây thần kinh dẫn tới đau lưng. Cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như khó ăn, mệt mỏi và sụt cân

Ra huyết màu hồng dù đã mãn kinh

Cần gặp bác sĩ khẩn cấp để phát hiện sớm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, thường liên quan tới béo phì. Khi phát hiện sớm, phụ nữ có thể cắt bỏ tử cung. Đây là một bệnh ung thư có thể điều trị nếu phát hiện sớm.

Ảnh minh họa: nguồn https://pixabay.com

Khó nuốt

Đột quỵ, chấn thương não có thể gây khó nuốt, nhưng đôi khi nó có thể là một triệu chứng sớm của ung thư đầu và cổ, dây thanh quản, thực quản, miệng hoặc lưỡi. Tuy nhiên, mới bắt đầu, bệnh này có thể chữa được.

Đi phân lỏng

Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào như táo bón hay đi phân lỏng kéo dài quá 2 tuần có thể là nguy cơ của ung thư ruột, buồng trứng hay tuyến tụy.

Vết loét khó lành hoặc thay đổi màu da

Có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da khi thấy các cục u nhỏ trên da ngày càng lớn hơn, kéo dài 2-4 tuần khiến chảy máu hay bị ngứa, hoặc màu sắc của nốt ruồi hay các vết khác trên da thay đổi. Những vết mới xuất hiện hoặc bị biến đổi cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư da.

Loét miệng

Có thể do nhiễm virus, thường sẽ hết sau một vài ngày. Nhưng vết loét ngày càng to, kéo dài 3 – 4 tuần có thể là bệnh ung thư lưỡi hoặc xung quanh miệng. Khi đó, vùng trắng trên lưỡi cần phải được kiểm tra để xem có nguy cơ dẫn tới ung thư hay không.

Đi tiểu nhiều trong đêm

Đối với đàn ông, có thể đó là một dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.

Nổi cục u ở tinh hoàn

Tinh hoàn xuất hiện những vết sưng, u cục là triệu chứng khá phổ biến ở các bé trai và đàn ông trưởng thành. Phần lớn các khối u và những vết sưng này đều có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn – loại ung thư phổ biến ở nam giới trong độ tuổi 20-35.

Máu trong nước tiểu hoặc phân

Máu trong nước tiểu là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang, thận hoặc đại tràng. Triệu chứng của các căn bệnh này bao gồm: đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, đau lưng dưới hoặc đau bụng và giảm cân đột ngột.

Giảm cân đột ngột

Nếu đột ngột giảm cân dù không thay đổi chế độ ăn uống hay thói quen tập thể dục, rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy, dạ dày, phổi. Sốt. Có thể do cơ thể bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, có thể là biểu hiện của ung thư máu hay nhiều loại ung thư khác.

Núm vú thay đổi

Đàn ông thường nghĩ rằng ung thư vú chỉ có ở phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế 1% bệnh nhân ung thư vú là nam giới và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Mệt mỏi

Mệt mỏi rã rời, kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không cảm thấy khá hơn có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư.

Ho

Ho không phải là biểu hiện của ung thư, hầu hết hiện tượng này sẽ biến mất sau 3-4 tuần. Nhưng ho dai dẳng kèm theo máu, khó thở là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.

4 NGUYÊN TẮC “LÀM BẠN” VỚI UNG THƯ

Từ chỗ chỉ có 5% cơ hội sống, Giáo sư Han Wan Cheong, nguyên hiệu trưởng đại học y khoa Seoul, Hàn Quốc, đã chiến thắng ung thư suốt 16 năm qua. Ông cho biết, nhờ 4 nguyên tắc làm bạn với ung thư, sau đây:

  1. Hiểu rõ bệnh của mình càng nhiều càng tốt: Hãy luôn nghĩ trước việc mình sẽ làm gì, cần phải đi đâu, nhờ đó bắt tay vào làm sẽ không bao giờ bị lạ lẫm hay mắc nhiều sai lầm. Điều đó cũng có nghĩa là, cần phải hiểu biết thật rõ về bệnh ung thư của mình, cách điều trị ra sao và phải đối mặt với tình huống bất ngờ, khó khăn thế nào, nhờ đó có thể tìm thấy phương pháp điều trị tương ứng. Muốn vậy, hãy tìm đọc những ví dụ về các triệu chứng bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, để hiểu hơn về sự đa dạng khó đoán của căn bệnh nguy hiểm này. Khi biết bị ung thư, hãy nghĩ đến “sức mạnh của kiến thức”, dưạ vào nó mới có sức mạnh chiến đấu với bệnh tật.
  2. Đừng hoảng loạn, phải luôn bình tĩnh: Nếu nhận kết quả xét nghiệm là ung thư mà bi quan nghĩ rằng vô phương cứu chữa thì tâm trạng sẽ hoảng loạn, tim đập nhanh gây ra các triệu chứng khác khiến sức khỏe giảm xuống, bệnh tật lại tấn công nhiều hơn. Tất nhiên, khi biết bị ung thư, bệnh nhân khó mà bình tĩnh ngay được. Nhưng kinh nghiệm trải qua bệnh tật của tôi cho thấy người bệnh nên tự đặt câu hỏi: Đằng nào cũng đã đến bước đường cùng rồi, sao mình phải nóng vội làm gì nữa? Để vượt qua giai đoạn quan trọng này, việc điều hòa nhịp thở là vô cùng quan trọng, không để tâm trạng bị lay động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  3. Không có phép màu, hãy luôn cố gắng: Cuộc sống thường được so sánh với những cuộc chạy đua, khi bị ung thư thì lại càng phải chạy đua thật nhanh để chiến thắng nó. Do đó, đừng bao giờ tin vào sự may mắn, thần tiên xuất hiện cứu giúp, nếu bản thân mình không cố gắng. Sống chung với căn bệnh ung thư là chuyện không hay, nhưng phải biết chấp nhận.
  4. Hãy coi ung thư như một “người bạn”: Khi đứng trước cái chết, ai cũng đều sợ hãi, khó chấp nhận, hoặc theo bản năng sẽ rất hoang mang. Nhưng đó lại chính là điều mà căn bệnh quái ác “muốn” đẩy chúng ta vào. Hẵy thử tưởng tượng, ngoài cuộc sống, nếu có một kẻ chơi xấu hoặc đe dọa chúng ta, thì điều kẻ đó muốn đạt được là gì? Là muốn ta giận dữ hoặc sợ hãi. Vì vậy phải hành xử với kẻ đó: “Đừng tưởng bở, tôi không mắc mưu đâu”. Để có thể “làm bạn” với ung thư, cách tốt nhất là lạc quan tin rằng ung thư đến thì ung thư sẽ đi. Khi nghĩ như vậy, tinh thần mình sẽ yên tâm hơn, nhịp tim đập ổn định hơn, không còn quá nhiều hồi hộp lo lắng, tạo kẽ hở cho ung thư phát triển. Chính nhờ không đánh mất niềm hy vọng, mà điều tốt đẹp đã đến với tôi.

Loan Cường (tổng hợp)

(Bài viết được đăng trên Thời báo Việt Đức số tháng 09.2016)

Exit mobile version