Site icon Thời báo Việt Đức

Giới siêu giàu làm ăn như thế nào?

Những người có tài sản trên 100 triệu USD đã giàu lại còn ngày càng giàu hơn. Họ có danh mục đầu tư cực kỳ đa dạng và ít chịu tác động từ các biến động của thị trường. Vậy họ làm ăn như thế nào?

Theo tờ tạp chí Economist, các dịch vụ quản lý tài sản gia đình hiện đại (family office) tại California hay Singapore là hình mẫu cho các doanh nghiệp tài chính hàng đầu hiện nay. 

Họ đầu tư vào chứng khoán Canada, bất động sản châu Âu và các startup tại Trung Quốc.

Họ chính là giới siêu giàu, những người có tài sản trên 100 triệu USD, tức 0,001% người đứng đầu thế giới.

Khi thế giới có thêm những người giàu có thì nền tài chính cũng biến đổi theo. Những người giàu có đã biết gạt bỏ tầng lớp trung gian để tạo nên những doanh nghiệp quản lý tài sản kiểu gia đình như family office 

Lĩnh vực hoạt động chính của các công ty này là là quản lý tài sản tài chính, nhưng họ lùng sục khắp nơi mọi hàng cùng ngõ hẻm để tìm kiếm cơ hội, và mỗi công ty như thế có hàng trăm nhân viên, làm đủ thức việc như thuế, pháp lý, đặt chuyên cơ riêng và chăm sóc cho bất kỳ loại thú cưng nào họ muốn.

The Economist nhận định các dịch vụ quản lý tài sản gia đình đang trở thành một thế lực trong lĩnh vực đầu tư khi sở hữu khối tài sản lên đến 4.000 tỉ, nhiều hơn bất kỳ quỹ phòng hộ (hedge fund) nào và tương đương 6% giá trị thị trường chứng khoán toàn cầu.

Các doanh nghiệp kiểu này thực sự bùng nổ trong thế kỷ 21 với số lượng lên đến 5.000 đến 10.000, và đặt trụ sở tại Mỹ, châu Âu và các trung tâm châu Á như Singapore hay Hong Kong.

Họ chính là những ông trùm châu Á như tỉ phú Jack Ma của Alibaba ở Trung Quốc hay nhà tài phiệt George Soros ở phương Tây. 

Các doanh nghiệp gia đình của các đại tỉ phú này không thua gì các tâp đoạn tại phố Wall, cạnh tranh trực tiếp với giới ngân hàng và tổ chức cổ phần tư nhân để mua lại các công ty khác.

Theo The Economist, kể từ năm 1980, lượng tài sản mà nhóm 0,01% người giàu nhất thế giới sở hữu đã tăng từ 3% lên 8%.

Nhóm này vừa nhận cổ tức và thu lời từ các cổ phiếu lần đầu phát hành ra công chúng (IPO), lại vừa tiếp tục tái đầu tư tiền của mình.

Các cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho đa số người giàu có dần mất niềm tin vào các quản lý quỹ ngoài, thay vào đó họ đặt niềm tin vào các các ngân hàng tư nhân.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những lo ngại từ đe dọa ổn định hệ thống tài chính, hay thâu tóm quyền lực kinh tế.

Tuy nhiên, theo Economist, mục tiêu của giới siêu giàu lại là phân tán rủi ro chứ không phải là tập trung quyền lực, bằng cách chuyển vốn từ doanh nghiệp gia đình sang nhiều danh mục kinh doanh khác.

Khác với các quỹ phòng hộ, các doanh nghiệp quản lý tài sản này có thói quen đón nhận cái mới và rất thích các công ty khởi nghiệp.

Theo Nguyễn Hạnh / tuoitre.vn

Exit mobile version