Site icon Thời báo Việt Đức

Hội chợ hướng nghiệp ở Đức

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Nước Đức là một nước có chất lượng đào tạo rất cao, là nền kinh tế hàng đầu châu Âu và thứ tư trên thế giới (Theo World Bank) nên thị trường lao động rất sôi động.

Hàng năm hội chợ hướng nghiệp được triển lãm khắp nơi trên nước Đức. Đó là cơ hội giành cho nhiều đối tượng cần tìm hiểu thị trường lao động, đào tạo. Trong đó học sinh, sinh viên và phụ huynh là những người đặc biệt quan tâm.

Hội chợ tổ chức nhằm mục đích giới thiệu những nghành nghề và cầu nối giữ các nhà đào tạo, sản xuất cũng như công việc cụ thể cho các đối tượng tham quan và kết nối họ với nhau.

Đức có hơn 500 công ty lớn nhất thế giới và rất nhiều công ty nhỏ và vừa. Các nghành nghề mũi nhọn là công nghiệp nặng, sản xuất ô tô… nhưng nghành nghề khác cũng rất đa dạng. Từ xã hội nhân văn cho đến kỹ thuật, khoa học tự nhiên, kinh tế, y học, dược hoá, kiến trúc xây dựng, nghệ thuật, báo chí, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, luật và giáo dục đào tạo.

Hệ thống đại học ở Đức được chia làm ba loại chính, đó là Đại học tổng hợp (Gọi tắt là Uni), Đại học kỹ thuật (Technische Universität gọi tắt là TU) và Đại học ứng dụng (Fachhochschule gọi tắt là FH). Các loại trường đại học này đương nhiên có hình thức đào tạo khác nhau để đáp ứng như cầu công việc của từng nghành nghề khác nhau.

Uni thường là trang bị kiến thức toàn diện cho sinh viên và đào sâu nâng cao kiến thức nghiên cứu khoa học. Đồng thời sinh viên được đào tạo để có khả năng tư duy tổng hợp cùng tính năng động cao với mục đích ra trường có thể làm việc trong nhiều nghành nghề khác nhau.

FH lại có khuynh hướng cụ thể, trọng tâm học là chuyển hoá những kiến thức đã được nghiên cứu vào thực hành, mang tính ứng dụng cho cuộc sống. Sinh viên được đào tạo những lĩnh vực cụ thể. Ngoài học đại học còn có học nghề (Ausbildung), cũng muôn nghành nghề khác nhau. Trong đó rất nhiều nghề thiếu nhân lực trầm trọng.

Đối với người Đức thường có tính thực tế cao nên nhiều khi họ không nhất thiết bắt con cái phải học đại học cho bằng được và cũng không hẳn là những trường hot như kiểu Việt Nam, học theo trào lưu sau này ra trường lương cao mang đầy tính thực dụng thì người Đức, bố mẹ thường tôn trọng nguyện vọng của con, tuy thế họ cũng rất quan tâm tối tương lai của con mình nên hội chợ cũng là cơ hội cho họ nhìn thấy vấn đề cụ thể hơn là chỉ qua tư vấn.

Không học đại học thì học nghề, ở Đức ai cũng nhận được cơ hội đào tạo như nhau. Học nghề có tính thực tế cao, thời gian theo học thường sinh viên đã được hỗ trợ một mức lương cơ bản. Học nghề xong vẫn có thể đi học đại học, nước Đức luôn mở mọi cánh cửa đào tạo cho mọi đối tượng không giới hạn tuổi tác. Chỉ cần bạn có chia tiến thủ.

Đến với hội chợ, không chỉ là cầu nối giữa những nhà đào tạo và đơn vị tuyển dụng với học sinh, sinh viên mà cha mẹ cũng và hiểu biết thêm về các nghành học. Ngoài học sinh, sinh viên, hội chợ còn giành cho các đối tượng khởi nghiệp và sáng tạo. Các đối tượng này được hỗ trợ bằng tài chính gọi là Gründungszuschuss nhưng phải đạt những tiêu chí nơi cung cấp tài chính đưa ra. Cơ quan quản lý lao động địa phương( Bundesagentur für Arbeit) là nơi chịu trách nhiệm về việc đó.

Vậy tiền này được cấp cho ai? Và cấp làm gì? Đó là những người đang thất nghiệp nhưng trước thời hạn hết nhận tiền thất nghiệp 90 ngày. Những người tự bỏ việc ra kinh doanh cũng được hưởng tiêu chuẩn này nhưng bị cắt ba tháng đầu( Sperrzeiten). Công việc kinh doanh ít nhất phải là 15 giờ mỗi tuần. Và quan trọng nhất là phải có dự án khởi nghiệp( Existenzgründungskonzept).

Gửi cho sở lao động để họ đánh giá dự án xem có khả thi không thì mới cấp tiền. Nếu thấy khó khả thi họ sẽ cho đi học thêm khoá bồi dưỡng sau đấy muốn nhận được hỗ trợ thì phải làm hồ sơ lần nữa. Một vấn đề nữa là trong hai năm trước đó không nhận tiền hỗ trợ khác như tiền quá độ (Überbrückungsgeld) và người khởi nghiệp chưa đến 65 tuổi (tuổi về hưu trước đây). Mức hỗ trợ là 15 tháng, qua hai giai đoạn. Ngoài ra còn được 300 Euro tiền đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền hỗ trợ khởi nghiệp này nếu sở lao động thấy không khả thi thì thôi họ có quyền không chấp nhận dự án, người khởi nghiệp không được kiện họ.

Ở hội chợ, có rất nhiều công ty để người thất nghiệp có thể tham quan, tìm hiểu và kết hợp để khởi nghiệp. Họ sẽ hỗ trợ tối đa về nhiều phương diện cần thiết, nhiều công ty hỗ trợ ý tưởng và tài liệu. Cơ hội rất nhiều chỉ cần người thất nghiệp quan tâm và có khả năng.

Cuối tháng hai, đầu tháng ba là thời gian hội chợ hướng nghiệp mở ra trên nhiều thành phố trên nước Đức. Hội chợ hướng nghiệp là một nơi rất hữu ích cho nhiều đối tượng, người Việt thường lo xa cho con cái, thiết nghĩ rất nên đến để tìm hiểu vấn đề.

Mai Anh

Exit mobile version