Cộng hòa Liên bang Đức nối lại việc hợp pháp hóa giấy tờ Việt Nam kể từ ngày 01/02/2018.
Hợp pháp hóa giấy tờ nhằm mục đích làm cho các giấy tờ Việt Nam có thể sử dụng được trong các giao dịch giấy tờ với Đức. Thông thường, các giấy tờ Việt Nam (như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, quyết định ly hôn) cần được hợp pháp hóa để có thể sử dụng tại các cơ quan có thẩm quyền của Đức. Tuy nhiên, để tránh mất công vô ích, quý vị nên tìm hiểu trước xem cơ quan có thẩm quyền tại Đức có nhất thiết yêu cầu hợp pháp hóa giấy tờ hay không.
Để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, các giấy tờ gốc hoặc bản sao/trích lục từ sổ đăng ký phải được Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận lãnh sự trước. Địa chỉ của các cơ quan này như sau:
Cục Lãnh sự
Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam Điện thoại: (+84 24) 3.7993125
Fax: (+84 24) 3.8236928
Email: cls.mfa@mofa.gov.vn. Website: https://lanhsuvietnam.gov.vn
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh
6 Alexandre de Rhodes Bến Nghé, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
Phone: (+84 28) 38224224
Fax: (+84 28) 38251436
Mail: banbientap@mofahcm.gov.vn
Địa chỉ liên lạc và thông tin về thủ tục chứng nhận lãnh sự Quý vị có thể tham khảo trên trang Web của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam: https://hopphaphoa.lanhsuvietnam.gov.vn/Legalization/Legalized-Introduction.aspx
Ngoài các địa chỉ nêu trên, không có thông tin về địa chỉ liên hệ khác. Do điều kiện hạn hẹp nên về nguyên tắc Cơ quan đại diện của Đức tại nước ngoài không thực hiện việc xin chứng nhận lãnh sự thay cho quý vị.
Sau khi đã chứng nhận lãnh sự, quý vị có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy tờ tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP. Hồ Chí Minh để làm thủ tục hợp pháp hóa. Đề nghị quý vị nộp kèm theo bản dịch tiếng Đức của giấy tờ cần hợp pháp hóa.
Đại sứ quán tại Hà Nội hợp pháp hóa các giấy tờ được cấp tại các tỉnh, thành sau đây: Bắc Giang (trước đây là Hà Bắc), Bắc Kạn (trước đây là Bắc Thái), Bắc Ninh (trước đây là Hà Bắc), Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam (trước đây là Hà Nam Ninh), Hà Nội, Hà Tây (trước đây là Hà Sơn Bình), Hà Tĩnh (trước đây là Nghệ Tĩnh), Hải Dương (trước đây là Hải Hưng), Hải Phòng, Hòa Bình (trước đây là Hà Sơn Bình), Hưng Yên (trước đây là Hải Hưng), Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định (trước đây là Hà Nam Ninh), Nghệ An (trước đây là Nghệ Tĩnh), Ninh Bình (trước đây là Hà Nam Ninh), Phú Thọ (trước đây là Vĩnh Phú), Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên (trước đây là Bắc Thái), Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái
Quý vị có thể nộp hồ sơ tại Phòng Thị thực và Lãnh sự Đại sứ quán tại Hà Nội vào thứ Hai và thứ Tư, từ 08h00 đến 09h00 mà không cần đặt hẹn trước.
Thông thường, các giấy tờ này có thể được hợp pháp hóa ngay nên Quý vị có thể chờ để nhận lại giấy tờ.
Tổng Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh hợp pháp hóa các giấy tờ được cấp tại các tỉnh, thành sau đây:
An Giang, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Nông, Phú Yên, Bạc Liêu, Đồng Nai (tên gọi cũ: Hố Nai), Quảng Nam, Bến Tre, Đồng Tháp, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Sóc Trăng, Bình Dương, Hậu Giang (Phong Dinh), Tây Ninh, Bình Phước, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Kon Tum, Trà Vinh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Long An
Quý vị có thể nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại cửa nhận hồ sơ của Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP. Hồ Chí Minh vào thứ Hai, thứ Ba và thứ Năm, từ 13h00 đến 15h00 mà không cần đặt hẹn trước.
Kết quả hồ sơ hợp pháp hóa có thể nhận vào ngày hôm sau tại cổng Tổng Lãnh sự quán (trước 12:00h các ngày làm việc). Người khác có thể đến nhận kết quả hộ nếu có ủy quyền bằng văn bản.
Lệ phí hợp pháp hóa (có thể trả bằng tiền Việt Nam):
Giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử và bản sao từ sổ đăng ký) 25 Euro (căn cứ mục số 230 AKostV)
Các giấy tờ hành chính khác 45 Euro (căn cứ mục số 231 AKostV)
Về lệ phí chứng nhận lãnh sự giấy tờ tại cơ quan Việt Nam (Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh) quý vị cần hỏi thông tin tại các cơ quan này.
Trường hợp đặc biệt đối với các giấy tờ đăng ký lại:
Trong trường hợp mất giấy chứng nhận bản gốc và thất lạc sổ đăng ký gốc mà có thể chứng minh được (ví dụ: do chiến tranh hoặc thiên tai) người sở hữu giấy tờ có thể xin đăng ký lại. Thông thường việc đăng ký lại được thực hiện dựa trên bản sao giấy tờ bị thất lạc, sổ hộ khẩu, chứng minh thư, hộ chiếu, thẻ đảng, lời khai của người làm chứng, v.v. do đương sự nộp.
Khi tiến hành đăng ký lại không thể loại trừ hoàn toàn khả năng việc đăng ký ban đầu bị giả mạo.
Các giấy tờ được cấp theo thủ tục đăng ký lại trong các trường hợp trước đây có đóng dấu
„Đăng ký lại“. Các giấy tờ mới hơn không còn ghi chú thích này. Tuy nhiên có thể so sánh ngày diễn ra sự kiện hộ tịch với ngày đăng ký để xác định xem một giấy tờ có được đăng ký lại hay không.
Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ, các cơ quan đại diện có thể tiến hành thẩm tra theo đường công văn. Một cá nhân không thể đề nghị thẩm tra giấy tờ. Thông tin chi tiết về thủ tục thẩm tra giấy tờ Quý vị có thể tham khảo trong hướng dẫn trên trang web của các Cơ quan đại diện của Đức.
Lưu ý bổ sung đối với giấy tờ Việt Nam
Giấy khai sinh:
„Đăng ký trễ“ hoặc „Đăng ký quá hạn“:
Việc đăng ký khai sinh trễ hoặc đăng ký khai sinh quá hạn có nghĩa là trên giấy khai sinh có ghi chú đăng ký trễ hoặc đăng ký quá hạn và/hoặc việc khai sinh cho đương sự không được đăng ký trong sổ đăng ký khai sinh năm người đó sinh mà trong sổ khai sinh của một năm khác (ví dụ: năm sinh = 1984 / năm đăng ký = 1988).
„Đăng ký lại“:
Việc đăng ký lại khai sinh có nghĩa là trên giấy khai sinh có ghi chú đăng ký lại và/hoặc việc đăng ký được thực hiện muộn hơn rất nhiều so với năm sinh của đương sự (ví dụ: năm sinh = 1984 / năm đăng ký = 2009).
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Các mẫu giấy chứng nhận mới được lưu hành từ 01/01/2016. Kể từ thời điểm này chỉ còn một mẫu giấy thống nhất cho công dân Việt Nam sống tại Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp vẫn có cán bộ tư pháp hộ tịch sử dụng các mẫu giấy xác nhận cũ được áp dụng trước ngày 31/12/2015.
Thời gian xác nhận trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:
- Giấy xác nhận phải khẳng định tình trạng độc thân của đương sự từ ngày sinh nhật thứ 18 đến ngày cấp hoặc đến ngày đương sự xuất cảnh khỏi Việt
- Trong trường hợp đương sự đã ly dị, góa vợ hoặc góa chồng thì giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải xác nhận tình trạng độc thân của đương sự từ ngày ly hôn hoặc ngày mất của chồng/vợ đến ngày cấp hoặc ngày đương sự xuất cảnh khỏi Việt
- Trong trường hợp đương sự đăng ký lưu trú tại nhiều tỉnh, thành khác nhau trong khoảng thời gian xác nhận thì cần nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của từng tỉnh, thành cho các khoảng thời gian tương ứng.
Thời hạn sử dụng của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:
- Một giấy xác nhận độc thân chỉ có giá trị 6 tháng tính từ ngày cấp. Các giấy xác nhận đã hết hạn phải được thay thế bằng các giấy mới còn thời hạn sử dụng. Thông thường các cơ quan chức năng Việt Nam chỉ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới khi đương sự nộp lại bản chính của giấy cũ. Trong trường hợp cần đổi lại, đương sự có thể xin nhận lại giấy cũ tại cơ quan đề nghị thẩm tra của Đức hoặc Đại sứ quán.
Các giấy tờ hộ tịch khác: Giấy chứng nhận kết hôn
Trong trường hợp ly hôn, giấy chứng nhận kết hôn sẽ được thu hồi, tuy nhiên việc này không được thực hiện trong tất cả các trường hợp. Vì vậy, người sở hữu giấy tờ đã ly hôn không thể nộp giấy chứng nhận kết hôn bản gốc.
Quyết định công nhận thuận tình trạng ly hôn
Đương sự cần lưu ý nộp toàn bộ nội dung bản án, quyết định, không nộp trích lục.
Giấy chứng tử
Nguồn: Đại sứ quán Đức ở Việt Nam