Site icon Thời báo Việt Đức

Khi mua hàng qua mạng: Quy định trả lại hàng

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Về cơ bản, khách hàng có thể trả lại hàng đã mua trên mạng trong vòng 2 tuần và nhận lại tiền, thậm chí mãi tận 2 năm sau khi mua, nếu sản phẩm bị lỗi.

Nguyên tắc hoàn trả tiền

Sau khi trả lại hàng mua trên mạng, người bán phải trả lại tiền cho khách hàng, không được chuyển vào tài khoản khách hàng (Gutschrift) để trừ vào lần mua sau. Phiếu mua hàng Gutschrift khách hàng có thể chấp nhận khi hàng hết thời hạn trả vẫn được người bán nhân nhượng nhận lại. Khi đó, không nên để phiếu mua hàng quá lâu. Khi hoàn lại tiền, cần phân biệt người bán hàng nhân nhượng hay có trách nhiệm phải nhận lại hàng. Về cơ bản, khi người bán nhân nhượng nhận lại mặt hàng đã quá thời hạn trả hay hư hỏng xảy ra, họ được phép chuyển số tiền vào tài khoản khách hàng cho lần mua sau. Khi đó, khách hàng không được đòi trả lại tiền ngay.

Phiếu mua hàng Gutschrift

Khi nhận được phiếu mua hàng, nên sử dụng sớm, do phiếu này chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm, tính đến thời điểm cuối năm.

Quyền hủy hợp đồng

Đối với các đơn đặt hàng trên mạng, người mua có quyền   hủy hợp đồng. Theo đó, trong vòng 2 tuần, khách hàng có quyền trả hàng nhận lại tiền mà không cần nêu lý do. Không được phép hoàn trả lại tiền bằng phiếu mua hàng Gutschrift. Quy định đó cũng được áp dụng khi trả lại hàng bị lỗi. Trong trường hợp hàng lỗi, trước tiên người bán được phép sửa chữa hay đổi sản phẩm. Nếu không thành công, khách hàng được lấy lại tiền. Khi đó, hợp đồng đã kí không còn giá trị.

Phán quyết

Trong trường hợp tranh cãi, người người tiêu dùng có thể căn cứ vào phán quyết có từ năm 2005, lúc đó Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Liên bang kiện thắng một cửa hàng lớn đã đưa vào điều khoản chung AGB một câu sai luật: ỀNếu khách hàng không có ý kiến gì khác, khi trả lại hàng, sẽ nhận được phiếu mua hàng Gutschrift sử dụng cho lần mua sauỂ. Điều khoản này bị toà án bác bỏ, do khách hàng có quyền hủy hợp đồng trong vòng 14 ngày sau khi mua, không cần nêu lý do. Khi đó, hợp đồng đã kí sẽ vô hiệu lực. Có nhiều người bán hàng tìm cách vận động người mua đổi hay mua mặt hàng khác với số tiền đó. Điều đó không hợp pháp.

Không nên tin vào con dấu sản phẩm Gütesiegel mù quáng

Nhiều cửa hàng trên mạng muốn thu hút lòng tin của khách hàng bằng con dấu sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ mình con dấu chưa đảm bảo mọi hoạt động ở đó đều thật sự đúng luật. Để phát hiện những cửa hàng không nghiêm chỉnh và con dấu không đạt chất lượng, người tiêu dùng nên kiểm tra xem các tiêu chuẩn cấp con dấu đó có đáp ứng không. Về cơ bản, có thể xem tại trang web cửa hàng hay nơi cấp con dấu. Khi xem xét các chỉ tiêu, có thể biết được những điều kiện cửa hàng phải đáp ứng cho con dấu đạt hay không.

Minh Thái (tổng hợp)

Exit mobile version