Trong công văn ngày 26.11.2010, số IV A 4 – S 0316/08/10004-07, Bộ Tài chính Liên bang đã quy định chặt chẽ trách nhiệm lưu giữ toàn bộ dữ liệu trong máy tính tiền có bộ nhớ Registrierkassen. Thời hạn quá độ dành cho những Registrierkassen chưa đáp ứng yêu cầu kĩ thuật trên muộn nhất đến ngày 31.12.2016.
Kĩ thuật mới giúp giảm tải các công việc cần nhiều nhân lực giao dịch tiền mặt đến mức thấp nhất. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn mà còn tiết kiệm tiền. Theo nghiên cứu của công ty Wincor Nixdorf, ngành thương mại Đức lưu chuyển hàng năm 7,7 tỷ Euro cho các giao dịch tiền mặt.
Bên cạnh áp dụng quy định lưu giữ dữ liệu điện tử đối với các cửa hàng giao dịch bằng tiền mặt, Bộ trưởng Tài chính các tiểu bang còn thống nhất một giải pháp chống gian lận máy tính tiền: INSIKA (giải pháp an ninh tích hợp dành cho hệ thống máy tính tiền xử lý bằng đo lường). INSIKA hoạt động như sau:
INSIKA dựa trên chữ ký điện tử được tạo bởi trung tâm Trustcenter. Máy tính tiền phải kết nối với phần mềm phát hiện gian lận có tên Smartcard (thẻ thông minh), tức thiết bị đọc thẻ trong hay ngoài. Đối với mỗi đơn đặt hàng, thẻ Chipkarte sẽ tạo ra một chữ kí nhờ một chìa khóa đặc biệt. Chữ kí này được in như mã số 2D trên hóa đơn đồng thời lưu trong thẻ. Bằng cách này, các dữ liệu đã nhập không thể sửa đổi. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ hệ thống này có thật sự được áp dụng không, do còn nhiều vấn đề liên quan đến Luật châu Âu, hình sự, kĩ thuật và tổ chức. Đáng lẽ INSIKA đã được áp dụng từ năm 2009 nhưng gặp phải nhiều thủ tục rườm rà. Bên cạnh đó chi phí chuyển đổi quá lớn. Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại Đức, chi phí có thể lên đến 500 triệu Euro.
(Phần tiếp theo: Phần mềm kiểm tra thu chi (Fiskal-Chip))
Trần Trúc Quỳnh (tổng hợp)
Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!