TBVĐ- Nước Đức là đất nước duy nhất có hai hệ thống bảo hiểm y tế tồn tại song song: Bảo hiểm y tế công (GKV) và bảo hiểm y tế tư nhân (PKV). Cả hai hệ thống đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Bảo hiểm y tế tư nhân với nhiều hứa hẹn hấp dẫn như rút ngắn thời gian đợi lịch hẹn với bác sỹ chuyên ngành, điều trị với đội ngũ bác sỹ lành nghề và kỹ thuật y khoa mới nhất. Tuy nhiên, để được hưởng các dịch vụ này, mức phí hàng tháng khá cao.
Nếu muốn tiết kiệm phí thì phải chấp nhận giảm dịch vụ và quyền lợi. Trong khi đó, đối với bảo hiểm y tế nhà nước, tất cả những người đóng bảo hiểm đều được đối xử như nhau và được đảm bảo những quyền lợi căn bản như nhau.
Nếu muốn có có thêm dịch vụ, phải mua bảo hiểm bổ sung. Để so sánh các dịch vụ giữa bảo hiểm công và tư không phải là điều dễ dàng. Trong khi 95% dịch vụ của bảo hiểm y tế công không có sự khác biệt, thì các công ty bảo hiểm tư nhân đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một vài sự khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống.
Bảo hiểm y tế công dành cho tất cả mọi người
Tất cả các thành viên tham gia đều đóng cùng một tỷ lệ 14,6 % thu nhập, tối đa khoảng 646 euro một tháng (theo số liệu năm 2018). Nhân viên và chủ lao động mỗi bên trả 50%.
Nếu thu nhập thấp hơn, mức phí cũng thấp hơn tương ứng. Con cái hay vợ/ chồng nếu không có thu nhập cũng được „ăn theo“ bảo hiểm của người đi làm. Sinh viên, người tự hành nghề và những người đóng bảo hiểm tự nguyện khác với thu nhập thấp sẽ phải đóng mức phí tối thiểu. Bất kể người trẻ hay già, bệnh tật hoặc khỏe mạnh, giàu hay nghèo đều được bảo hiểm nhà nước đảm bảo quyền lợi như nhau. Nếu muốn hưởng thêm dịch vụ, có thể mua thêm các gói bảo hiểm bổ sung.
Bảo hiểm tư nhân có quyền từ chối khách hàng
Chỉ có công chức nhà nước, người tự hành nghề, sinh viên hoặc nhân viên có mức lương cao hơn ngưỡng giới hạn thu nhập hàng năm (trong năm 2018 là 59.400 euro brutto).
Đối với người làm công ăn lương, chủ lao động trả một nửa phí bảo hiểm, nhưng tối đa chỉ bằng mức của người đóng bảo hiểm nhà nước. Mức này hiện nay khoảng 323 Euro. Tuy nhiên, không phải ai có tiêu chuẩn mua bảo hiểm tư nhân cũng nên làm điều này, do sau khi kí bảo hiểm tư nhân không dễ dàng đổi sang bảo hiểm nhà nước.
Vì vậy, trước khi kí bảo hiểm tư nhân nên cân nhắc kĩ càng. Những người có thể đổi sang bảo hiểm tư nhân nhưng không muốn, có thể đóng bảo hiểm nhà nước tự nguyện. Khác với bảo hiểm y tế nhà nước, bảo hiểm y tế tư nhân được phép lựa chọn khách hàng và có quyền từ chối khách, chẳng hạn do người này từng mắc bệnh trước đó.
Tuổi càng cao, bảo hiểm y tế tư nhân càng đắt đỏ
Phí bảo hiểm y tế tư nhân không căn cứ vào mức lương mà vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ và dịch vụ bảo hiểm. Mỗi thành viên trong gia đình phải đóng phí riêng biệt, kể cả chồng/ vợ hay con cái. Đối với loại bảo hiểm tốt, trung bình mỗi người phải đóng 500 – 600 Euro mỗi tháng.
Do đó, bảo hiểm y tế nhà nước dành cho gia đình thường rẻ hơn. Trong khi những người trẻ, khỏe mạnh thường đóng mức phí thấp hơn so với bảo hiểm y tế nhà nước, phí bảo hiểm tư nhân đối với người già thường rất đắt đỏ. Ngay cả khi về hưu với thu nhập thấp hơn vẫn phải đóng phí cao hơn.
So sánh dịch vụ cơ bản của bảo hiểm tư và nhà nước
|
|
Bảo hiểm nhà nước |
Bảo hiểm tư nhân |
Bác sỹ |
Lựa chọn |
Chỉ được chọn bác sỹ được bảo hiểm nhà nước cấp phép (Kassenartz) |
Tự do lựa chọn bác sỹ |
Thanh toán |
Trực tiếp với hãng bảo hiểm |
Bệnh nhân tự trả hóa đơn trước, sau đó hãng bảo hiểm trả lại tiền |
|
Thuốc |
Bệnh nhân phải trả 10% cho những loại thuốc bắt buộc có đơn (ít nhất 5 €, nhiều nhất 10 €), những loại thuốc không cần đơn phải tự trả tiền toàn bộ. |
Đa số sẽ được bảo hiểm trả toàn bộ tiền thuốc |
|
Trị liệu tâm lý |
Bảo hiểm trả những khóa trị liệu được cấp phép, tối đa 300 buổi, tùy đợt trị liệu |
Thông thường chỉ 20-30 buổi một năm. Mức hỗ trợ phụ thuộc loại bảo hiểm đã kí. |
|
Thiết bị hỗ trợ (xe lăn, răng giả…) |
Chỉ được hỗ trợ cho những thiết bị có trong danh bạ (được cập nhật liên tục) và bệnh nhân chịu 10%, ít nhất 5 €, nhiều nhất 10 €. |
Chỉ được bảo hiểm chi trả những thiết bị có trong danh sách (cố định, không được cập nhật). |
|
Bệnh viện |
Bệnh viện |
Thông thường sẽ được chuyển đến bệnh viện gần nhất |
Tự chọn bệnh viện, có thể chọn bệnh viện tư nhân (tùy loại bảo hiểm đã kí) |
Phòng bệnh |
Phòng nhiều giường bệnh |
Đa số là phòng đơn hoặc đôi |
|
Điều trị |
Bác sỹ có ca trực |
Bác sỹ trưởng khoa hoặc bác sỹ có ca trực (đối với một số ít loại bảo hiểm) |
|
Trả thêm tiền |
10 € một ngày cho tối đa 28 ngày trong năm |
Không phải trả thêm |
|
Nha sỹ |
Điều trị |
Bảo hiểm chỉ trả toàn bộ tiền chăm sóc cơ bản, khoản còn lại bênh nhân tự đóng. |
Không giới hạn ở điều trị cơ bản, tùy loại bảo hiểm đã kí, trả 50-100% chi phí. |
Thay răng |
Bảo hiểm hỗ trợ 50% phí chăm sóc cơ bản (nếu có Bonusheft tối đa 65%), khoản còn lại bênh nhân tự trả. |
Không giới hạn ở điều trị cơ bản, bảo hiểm trả 50-100% chi phí, tùy loại bảo hiểm đã kí. |
|
Khi bị mất thu nhập |
Tiền ốm |
Từ ngày ốm thứ 43, 70% thu nhập brutto hoặc 90% thu nhập netto, ngay cả khi con bị ốm. Áp dụng quy định đặc biệt đối với người đóng bảo hiểm tự nguyện. |
Mức và thời gian trả tiền theo thỏa thuận, không được nhận tiền khi con bị ốm |
Bảo vệ bà mẹ |
Tiền nghỉ đẻ Mutterschaftsgeld bằng mức thu nhập netto, áp dụng quy định đặc biệt đối với người đóng bảo hiểm tự nguyện |
Không có tiền Mutterschaftsgeld, chỉ được 210 Euro từ Cơ quan bảo hiểm Liên bang. |
|
Nghỉ thai sản |
Được miễn đóng phí bảo hiểm trong thời gian này. Áp dụng quy định đặc biệt đối với người đóng bảo hiểm tự nguyện. |
Đa phần vẫn phải tiếp tục đóng phí bảo hiểm. |
Huyễn Nguyễn (Hamburg)