Site icon Thời báo Việt Đức

Nguyên tắc đổi trả lại khi hàng đã trót mua ở Đức

TBVĐ- Không phải món quà nào cũng được người nhận thích.

Thật khó xử nhất là khi món quà được tặng đắt tiền như máy móc điện tử , quần áo thời thượng, đồng hồ, điện thoại thông minh…. Chưa nói có những món hàng chủ đích mua cho chính mình, mang về mở ra để sử dụng mới nhận ra không hợp. Chỉ còn cách:

Đổi, trả hàng

Cách đơn giản nhất là đổi hay trả lại hàng. Đặc biệt vào dịp Giáng sinh thời hạn cho phép đổi trả cũng lâu hơn, có khi trong vòng 60 ngày, nghĩa là tận cuối tháng 2 năm sau, thay vì thông thường từ 14 đến 30 ngày. Không phải lúc nào người mua cũng được nhận lại tiền. Thường các đại lý hoàn bằng tem phiếu (Gutschein) có thể khấu trừ trong lần mua tới vì họ không bắt buộc phải nhận lại hàng. Phương pháp này có cái dở là phải trình phiếu tính tiền (Kasenzettel). Hiếm ai kèm hóa đơn trong quà, còn nếu hỏi thẳng thì đôi khi làm phật lòng người tặng. Cơ hội được hoàn bằng tiền cao hơn nếu mua quà trên mạng vì theo luật thương mại trực tuyến các mặt hàng này được phép trả lại không phụ thuộc vào lý do. Tuy nhiên cần giữ đúng thời hạn. Không phải đại lý nào cũng dễ dãi đồng ý nhận lại khi đã quá hạn.

Quảng cáo rao vặt

Ai không có phiếu tính tiền hay hóa đơn để trả lại có thể bán qua quảng cáo rao vặt. Khác với các trang web như eBay họ không phải trả phụ phí. Nếu chưa có kinh nghiệm sử dụng các Cổng thông tin Rao vặt cần xem xét một số hướng dẫn tư vấn, mua bán an toàn trên mạng.

Quy định rao vặt

Ai thỉnh thoảng mới bán có điểm lợi là người mua chịu rủi ro vận chuyển. Người bán đã làm tròn nhiệm vụ khi gói hàng được giao cho công ty vận chuyển (Spediteur). Kể từ lúc này không phải người bán mà công ty vận chuyển phải chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra với hàng hoá đó. Vì vậy nhớ lưu lại bằng chứng bưu chính đã nhận bàn giao hàng (Einlieferungsschein). Còn các cửa hàng trực tuyến hoàn toàn khác, họ chỉ được xem là hoàn tất mua bán khi hàng đã thực sự bàn giao cho người mua.

Trần Quỳnh (tổng hợp)

Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!

Exit mobile version