Phán quyết
Nguyên đơn kiện không có căn cứ. Với lý do thiếu sót trong kế toán (Buchführung) được cả 2 bên thừa nhận khi xét xử, quyết toán thuế của Sở Tài chính đối với khoản doanh thu ấn định thêm hoàn toàn đúng luật.
Theo Điều 158 Luật thuế AO, doanh nghiệp có trách nhiệm kế toán và vào sổ sách theo đúng quy định tại Điều140-148 AO để làm căn cứ tính thuế, tùy hoàn cảnh từng trường hợp cụ thể không được để xảy ra thiếu sót về độ chính xác của nó. Nếu kế toán không thực hiện đúng, sở tài chính sẽ dựa theo Điều 162, Mục 2 Câu 2 Luật thuế AO để ấn định thuế.
Kế toán đúng quy định đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ thu chi phải được ghi chép theo đúng trình tự thời gian, chính xác và có thể hiểu được nội dung. Thu, chi tiền mặt phải được ghi chép hàng ngày (Điều 146, Mục 1, Câu 2 AO). Bất kỳ lúc nào cũng có thể kiểm tra được chính xác giữa số tiền mặt tồn (Sollbestand) tính theo sổ sách kế toán với số tiền mặt tồn trên thực tế (Istbestand). Không cần thiết phải đếm tiền mặt mỗi ngày, chỉ cần đảm bảo có thể kiểm tra được khi cần (AO / FGO, Điều 146 AO). Một ngoại lệ bắt buộc phải đếm nếu ghi sổ nhật ký quỹ tiền mặt (Kassenbuch) theo BFH 26.02.2004, XI R 25/02, Bundessteuerblatt BStBl-II 2004, 599), nghĩa là quỹ tiền mặt không thể âm.
Những doanh nghiệp có thu chi tiền mặt cao, việc ghi chép kịp thời các nghiệp vụ thu chi tiền mặt là điểm chính yếu của kế toán. Kassenbons từ máy tính tiền là nguồn chứng từ duy nhất để kiểm soát doanh thu và do đó bị kiểm tra khắt khe (án số 2 K 229/04 Tòa án Tài chánh Bremen). Sai phạm trong lĩnh vực này là vi phạm quy tắc kế toán (án số K 1715-1708, Tòa án Tài chánh München, 24.02.2011). Sổ sách kế toán của nguyên đơn không thỏa mãn yêu cầu này.
Khẳng định nguồn thu duy nhất chỉ từ một máy tính tiền không được tòa chấp nhận vì chính nguyên đơn khai dùng tiền riêng của mình để chi mua hàng hóa, dẫn đến âm quỹ tiền mặt. Hơn nữa, âm quỹ tiền mặt vi phạm nguyên tắc kế toán. Ngoài ra, không kiểm kê tồn kho. Trong phiên tòa, nguyên đơn cũng thừa nhận kế toán bất cập. Khiếm khuyết nặng trên, cũng như theo lời khai của nguyên đơn hầu như chỉ giao dịch bằng tiền mặt, là lý do để hoài nghi tính xác thực mức lãi từ báo cáo thuế (án số III R 82/97 BFH ngày 07.06.2000, BFH / NV năm 2000, 1462 và VIII R 174/77 ngày 17.11.1982, BStBl II 1982, 430). Do đó ấn định khoản tiền bổ sung Sicherheitzuschlag dưới 10% doanh thu đã khai báo là hợp lý.
Thanh Lương (tổng hợp)
Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!