Buồn bã, cáu kỉnh, mệt mỏi, ngủ li bì… là những dấu hiệu của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) hay còn gọi là trầm cảm mùa đông. Để “xoa dịu” chứng trầm cảm mùa đông, mọi người có thể sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, giúp não sản sinh nhiều serotonin, giảm cẳng thẳng, mệt mỏi.
SAD xảy ra vào mùa thu và đông, khi trời nhanh tối hơn, khiến cơ thể suy nhược. Tại Mỹ, ước tính khoảng 20% dân số được cho là mắc chứng SAD ở mức độ trung bình.
Thông thường người bệnh sẽ phục hồi trở lại vào mùa xuân hoặc hè. Bệnh có nhiều đặc điểm chung với trầm cảm như thường xuyên cảm thấy buồn phiền. Đặc điểm khác biệt lớn là trầm cảm theo mùa có tính chất chu kỳ rõ rệt.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp “xoa dịu” trầm cảm mùa đông vừa rẻ lại hiệu quả:
Gừng: Gừng là một thành phần thảo dược khác luôn có sẵn trong mỗi nhà bếp, được cho là loại thuốc tuyệt vời có thể điều trị một số bệnh. Trong gừng có chứa một số enzyme có thể làm tăng mức serotonin trong não để điều trị chứng trầm cảm mùa đông.
Cà chua: Cà chua cũng vô cùng hữu ích trong việc giảm chứng trầm cảm mùa đông vì chúng chứa một enzyme được gọi là lycopene, có thể kích hoạt sản xuất serotonin trong não khỏe mạnh.
Trứng: So với các loại thực phẩm ăn sáng bổ dưỡng khác, trứng có chứa chất đạm, kali và các chất dinh dưỡng cần thiết khác giúp một người luôn khỏe mạnh. Hàm lượng protein trong trứng có thể cải thiện việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trong não và giúp bạn tránh xa chứng trầm cảm mùa đông.
Mùi tây: Mùi tây là một loại rau lá xanh có nhiều lợi ích về sức khoẻ, bao gồm giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường… Ngoài ra, rau mùi tây rất giàu vitamin B, vì vậy nó có khả năng cải thiện sản xuất serotonin trong não để điều trị chứng rối loạn tâm trạng theo mùa và các vấn đề về bộ nhớ.
Yến mạch: Các chất dinh dưỡng tìm thấy trong yến mạch cũng có thể giúp giảm chứng rối loạn tâm trạng theo mùa, vì chúng có thể làm tăng lưu thông máu trong não để kích thích sự sản sinh serotonin.
Rau bina: Rau bina là một loại rau lá xanh phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng mạnh, đó là lý do tại sao rau bina có rất nhiều lợi ích về sức khoẻ. Sắt và canxi là một số chất dinh dưỡng chính được tìm thấy trong rau bina.
Tuy nhiên, rau bina cũng có chứa axit folic, có thể nuôi dưỡng tế bào não của bạn và duy trì sự cân bằng serotonin, giúp giảm chứng trầm cảm mùa đông.
Dấu hiệu của chứng trầm cảm mùa đông
Buồn bã: SAD là một dạng trầm cảm. Người bị chứng này thường cảm thấy buồn bã và mất hy vọng, mất hứng thú với các hoạt động (chẳng hạn công tác xã hội) mà bình thường vẫn yêu thích.
Mệt mỏi: Những người mắc chứng SAD thường có xu hướng cần ngủ nhiều hơn trong mùa đông, đôi khi hơn rất nhiều. Trong một nghiên cứu trên tạp chí Psychosomatic Research, các bệnh nhân bị chứng SAD trung bình ngủ 7,5 tiếng trong mùa hè, 8,5 tiếng trong mùa xuân và thu, và cần đến 10 tiếng trong mùa đông.
Tuy nhiên, bạn buồn ngủ nhiều hơn không có nghĩa là bạn cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn. Các nghiên cứu khác cho thấy người mắc SAD thường bị chứng mất ngủ, và rối loạn giấc ngủ, do vậy có xu hướng gà gật ở nơi làm việc.
Dễ cáu kỉnh: Giận dữ, cáu kỉnh là những triệu chứng phổ biến của trầm cảm và SAD. So với người bình thường, người mắc chứng SAD dễ bị kích thích hơn nhiều so với người khỏe mạnh. Họ cũng dễ nỗi nóng hơn những người trầm cảm thông thường (không phải theo mùa).
Thèm ăn hơn: Giống như trầm cảm, SAD làm tăng cảm giác ngon miệng ở một số người. 65% người bị chứng rối loạn này cảm thấy đói hơn trong những tháng trời tối, lạnh lẽo. Đây có thể là một phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm giúp bạn “xốc lại tinh thần”. Vì thế đến cuối mùa này, bạn thường tăng cân.
Đặc biệt, những người mắc SAD có cảm giác thèm rất chất bột (mỳ, bánh mỳ), vì chúng có tác dụng làm tăng tiết chất truyền thần kinh serotonin – giúp cải thiện tâm trạng.
Khó tập trung: Trầm cảm có ảnh hưởng đến một loạt hoạt động xử lý tâm thần trên não, như khả năng tập trung, nói, ghi nhớ… Ở người mắc SAD, tình trạng này cũng tương tự như người bị trầm cảm không theo mùa.
Theo Phương Nam / DKN.TV