TBVĐ- Những ai bị thương bởi đường hỏng, nên trình báo với các cơ quan chức năng để yêu cầu bồi thường tiền. Trường hợp cần thiết có thể kiện ra Tòa.
Ổ gà và vết nứt trên đường giao thông không những nguy hiểm cho người lái ô tô, xe máy, mà còn nguy hiểm cho cả người đi bộ, xe đạp. Một mặt gây hư hỏng xe nếu lái xe vô tình lao vào ổ gà. Mặt khác tăng nguy hiểm cho người đi bộ và đi xe đạp dễ bị đổ, ngã dẫn đến tai nạn, chấn thương.
Về nguyên tắc, liên bang, tiểu bang, các quận, huyện và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm sửa chữa đường phải bồi thường do lỗi đường sá hư hỏng gây ra. Tuy nhiên, thực tế phụ thuộc vào từng vụ tai nạn, liệu có đủ bằng chứng buộc họ phải chịu trách nhiệm hay không.
Phải đặc biệt chú ý trên những trục đường phụ
Người tham gia giao thông phải cẩn thận với phần đường của mình, khi đoạn đường hư hỏng ít xe cộ qua lại, Oberlandesgericht Schleswig Holstein (án số Az.7U 6/11) và một do Tòa án Osnabrück xét xử. Cả hai trường hợp đều do người điều khiển xe máy kiện chính quyền địa phương. Họ đều bị ngã vào ban ngày do tình trạng tồi tệ của trục đường phụ Nebenstraße. Theo phán quyết của tòa án, người điều khiển xe đã nhận ra đường hỏng và phải tự điều chỉnh hành vi lái cho phù hợp.
Các trục đường chính và đường cao tốc
Trong rất nhiều đường chính (Hauptstrasse), đường quốc lộ (Bundesstraße), đường cao tốc (Autobahn), các vấn đề về trách nhiệm thường được giải quyết theo hướng có lợi cho người tham gia giao thông. Bởi đường với mật độ giao thông cao và chạy với vận tốc lớn thì yêu cầu về độ an toàn thường cao hơn so với đường phụ.
Tòa án tối cao Naumburg (án số AZ. 10U 13/12) và toà án Celle (án số AZ. 8 U 199/06) phán, với những ổ gà sâu 20 cm trên những con đường chính đông đúc thì việc đặt biển cảnh báo không thôi chưa đủ.
Trong trường hợp cụ thể, chiếc xe bị hư hỏng nặng khi sa vào ổ gà lớn đường kính khoảng 20cm. Theo phán quyết của tòa, vùng nguy hiểm phải được khoanh vùng ngay hoặc ít nhất cần phải được cấm, nếu không, khi xảy ra tai nạn cơ quan quản lý đường phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Chứng cứ
Hiệp hội GDV khuyên, khi bị thương phải chụp ảnh đường hỏng như thế nào, biển báo giao thông tại hiện trường và thiệt hại xe để làm bằng chứng. Đây là lợi thế, nếu trong ảnh có thế thấy được kích thước và độ sâu của các ổ gà gây tai nạn. Lời khai của các nhân chứng tham gia giao thông cũng như báo cáo tai nạn của cảnh sát sẽ giúp ích, khi cần chứng minh về độ nguy hiểm.
Bồi thường tài chính
Những ai bị thương bởi đường hỏng, nên trình báo với các cơ quan chức năng để yêu cầu bồi thường tiền. Trường hợp cần thiết có thể kiện ra Tòa. Đóng bảo hiểm tư pháp về giao thông (Verkehrsrechtschutz) sẽ hữu ích. Khi bị tai nạn đường sá, bảo hiểm này sẽ chịu chi phí luật sư, chuyên gia giám định và các chi phí tòa án.
Nếu chính quyền địa phương làm đúng quy định làm đường, phía bị hại phải tự chịu chi phí thiệt hại. Ngoại lệ, nếu chủ xe có bảo hiểm Vollkasko sẽ được hãng bảo hiểm hoàn trả chi phí, khi tai nạn do ổ gà hoặc do đường sá hư hỏng gây ra.
Thiện Hường (tổng hợp)