Một nghiên cứu của đại học Harvard được công bố trên tạp chí khoa học cho thấy các cơ quan nội tạng của lợn có thể sớm được cấy ghép cho người.
Được biết, các nhà khoa học đã trãi qua hàng thập kỷ để cố gắng chế tạo ra mô lợn để nó khi bị từ chối khi cấy ghép vào cơ thể người.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại đại học Harvard gần đây đã tìm được cách loại bỏ một virus ung thư trong ADN của lợn làm cho những ADN này không tương thích được với người, khiến việc cấy ghép thất bại.Nhưng giờ đây, giáo sư George Church và các cộng sự tại Đại học Harvard đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa di truyền tiên tiến gọi là Crispr để loại bỏ mã di truyền của virus có trong phôi lợn.
Sau khi được chỉnh sửa, các phôi này được cấy ghép vào một con lợn nái và đến giờ này nó vẫn phát triển khỏe mạnh. Đây là một cột mốc quan trọng trọng việc tìm kiếm cách thay thế các cơ quan nội tạng động vật thay cho người.
Mặc dù trước đây y học đã áp dụng việc sử dụng mô lợn thay thế cho người như van tim trong phẫu thuật tim, ghép giác mạc … Nhưng hơn thế, các nhà khoa học tin rằng, nếu các cơ quan nội tạng lợn có thể thay thế được cho người sẽ chấm dứt tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nội tạng như hiện nay.
Theo thống kê, có hơn một ngàn người chết ở Anh mỗi năm trong khi chờ đợi nội tạng được cấy ghép. Các nhà khoa học Anh cho biết, bước đột phá mới này có thể giúp giải quyết một “nhu cầu khổng lồ chưa được đáp ứng trong y học hiện đại”.
Theo Tú Quyên/ Báo Pháp luật TP.HCM