Đơn xin cấp thị thực sẽ bị từ chối căn cứ Điều 32, Khoản 1b, Quy định về thị thực trong trường hợp Đại sứ quán có cơ sở để nghi ngờ tính xác thực của một trong số các giấy tờ do người xin thị thực nộp hoặc nghi ngờ về mức độ xác thực của nội dung.
Để chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ xin visa người xin visa không chỉ tốn khá nhiều thời gian, công sức mà còn cả tiền bạc. Thế nhưng khi nộp lên thì hồ sơ lại bị từ chối vì nhiều lý do không lường trước được. Sau đây là những lý do thường gặp nhất nên tham khảo qua để chuẩn bị tốt hơn cho hồ sơ của mình trước khi đệ đơn xin thị thực.
-
Người xin thị thực nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả.
Việc thêm hoặc bớt số trang của hộ chiếu cũng được coi là giảmạo hộ chiếu.
- Người xin thị thực không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú.
Người xin thị thực cóthểđã không nộp đầy đủ giấy tờ cần thiết, ví dụ: Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng; Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định; Sau khi thẩm tra, Đại sứ quán xác định được rằng người xin thị thực không đi đúng mục đích đã đăng ký; Người xin thị thực muốn đi thăm một hội chợ nhưng lại xin thị thực đi du lịch; Trong quá trình thẩm tra giấy tờ người nộp đơn không nêu đầy đủ và chính xác thông tin về mục đích chuyến đi (ví dụ: người xin thị thực không biết lịch trình của chuyến đi theo mục đích du lịch); Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời từ Đức, bảo hiểm); Trong trường hợp đi thăm thân, người đặt đơn không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè; Thời hạn thịthực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉphép thực tế(đối với trường hợp đi du lịch).
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đủbằng chứng vềtài chính
Người xin thị thực không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phíquay về nước xuất thân/cư trúhoặc cho việc quácảnh tới một nước thứ 3 mà người xin thị thực được phép.
Đi công tác: Không cóthông tin thống nhất vềviệc ai sẽchi trảcác chi phícho chuyến đi; Một công ty thứba đảm nhận các chi phí. Tuy nhiên không cóxác nhận của công ty này trong hồsơ…
Đi thăm thân: Người xin thị thực không nộp Giấy cam kết bảo lãnh cũng như không cung cấp bằng chứng vềviệc cóđủkhảnăng tài chính cánhân; Thông tin trên Giấy cam kết bảo lãnh cho thấy người mời không cóđủkhảnăng tài chính đểchi trảcho chuyến đi (cóđánh dấu tại mục „không được chứng minh“ („nicht nachgewiesen“) hoặc “không đáng tin cậy” („nicht glaubhaft gemacht“). Cánhân người xin visa cũng không chứng minh cóđủkhảnăng tài chính.
Đi du lịch: Không cung cấp bằng chứng vềviệc Quývịcóđủkhảnăng tài chính đểchi trảchi phícho chuyến đi; Người đệ đơn không cóviệc làm (nội trợ, thất nghiệp, sinh viên, học sinh) vàkhông tạo ra thu nhập; Không chứng minh được mối quan hệhọhàng với người đảm nhận chi trảcác chi phísinh hoạt hoặc không cung cấp đủbằng chứng vềviệc người này cóđủkhảnăng tài chính…
- Đã lưu trú 3 tháng trong khối Schengen trong vòng 6 tháng
Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại, người xin thị thực đã lưu trú 3 tháng trên lãnh thổ của các nước thành viên bằng thị thực Schengen hoặc thị thực cógiátrịcho việc lưu trútrong một khu vực giới hạn. Vềcơ bản, Quývịchỉđược phép lưu trútại Khu vực Schengen tối đa là90 ngày trong vòng 180 ngày. Vìvậy, thịthực mới chỉcóthểđược cấp sau khoảng thời gian 180 ngày đó.
Đối với một sốhoạt động cụthểchỉđược phép lưu trútối đa là90 ngày trong vòng một năm (thay vìnửa năm) tại Khu vực Schengen. Người đệ đơn đãtừng lưu trútại Đức lâu hơn thời gian cho phép là 90 ngày/ năm.
Các hoạt động nói trên bao gồm: Lắp đặt hoặc tháo dỡquầy trưng bày của hội chợhoặc trang thiết bị; Bồi dưỡng nghiệp vụtrong nội bộcông ty; Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cho một bên sửdụng lao động cótrụsởtại Đức; Họp vàđàm phán cũng như soạn thảo, kýkết hợp đồng hoặc thực hiện việc giám sát hợp đồng cho một bên sửdụng lao động cótrụsởtại nước ngoài…
- Hệ thống thông tin của Khối Schengen cóthông báo vềviệc cấm nhập cảnh đối với người xin thị thực.
Thông thường người xin Visa sẽ không được cấp thị thực nếu bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS). Người nộp có thể yêu cầu nước Schengen đã ghi danh của Quý vị vào hệ thống về nội dung ghi trên đó và hỏi xem có thể kháng nghị bằng cách nào.
- Bị xét gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối vàsức khỏe cộng đồng
Một hoặc nhiều nước thành viên của Khối Schengen cho rằng người xin thị thực gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối vàsức khỏe cộng đồng theo Điều 2, Khoản 19 Quy định (EG) số 562/2006 Luật Biên giới Schengen (Schengener Grenzkodex) hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế của một hay nhiều nước thành viên.
Người xin thị thực bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS) hoặc cócác dữ liệu khác về người xin thị thực chứng minh nhận định nói trên.
- Người xin thị thực không có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị.
Các tiêu chí áp dụng cho bảo hiểm du lịch Quý vị có thể xem tại đây
- Thông tin liên quan đến mục đích và điều kiện lưu trú dự kiến do người xin thị thực cung cấp không đáng tin cậy.
Người xin thị thực cóthểđã không nộp đầy đủ giấy tờ cần thiết, cung cấp thông tin không thống nhất về mục đích lưu trú, khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác, thời hạn thịthực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉphép thực tế… Trong trường hợp đơn xin thị thực bị từ chối vì lý do này người xin thị thực nên nộp một bộ hồ sơ mới và đầy đủ.
- Không xác định được liệu người xin thị thực có về hay không
Đại sứ quán không xác định được liệu người xin thị thực có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không. Đại sứ quán có thể đưa ra dự đoán về khả năng quay trởlại của người xin thị thực. Những giấy tờ đã nộp hoặc những thông tin do người xin thị thực cung cấp chưa đủ để Đại sứ quán đưa ra dự đoán mang tính khả quan. Vì vậy, Đại sứ quán sẽxem xét một sốyếu tố sau đây: Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…); Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học); Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổsung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản); Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định; Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực gần nhất…
Theo Đại sứ quán Đức tại Việt Nam