Site icon Thời báo Việt Đức

Ý nghĩa và nguồn gốc Ngày của Cha – Vatertag

Ảnh: Trung Hiếu

Theo truyền thống, các nhóm nam giới thường đi bộ đường dài với một toa xe kéo nhỏ Bollerwagen, trên toa xe để đủ loại rượu bia và đồ nhậu.

Tại Đức, ngày của Cha (Vatertag) còn được gọi là ngày của đàn ông (Männertag) hoặc ngày quý ông (Herrentag) rơi vào đúng ngày Christi Himmelfahrt, tức là ngày Chúa Jesus bay về với Đức Cha tối cao của Ngài sau khi đầu thai xuống hạ giới cứu rỗi chúng sinh, luôn được tổ chức vào ngày thứ 40 sau lễ Phục Sinh. Năm nay Ngày của Cha rơi vào ngày Thứ 5, 18.5.2023.

Kể từ năm 1934, Christi Himmelfahrt trở thành một ngày nghỉ lễ ở Đức.

Ngày của Cha được “cánh mày râu” hưởng ứng rất nhiệt tình bằng cách tổ chức hội uống bia, rủ nhau nướng thịt, đi dã ngoại…Nếu ra đường vào ngày này, chắc chắn các bạn sẽ được thấy hình ảnh từng tốp đàn ông già, trẻ đủ hết, có khi tay kéo xe cút kít bằng gỗ được trang trí những nhánh bạch dương, trên để đủ loại bia rượu, đồ nhậu, có khi lại là hình ảnh những chiếc xe ngựa lộc cộc, những người đàn ông ngồi trên tay cầm bia và hát vang trời … Phong tục này bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19 tại Berlin.

Nhiều người đàn ông sử dụng lễ này như một cơ hội để có dịp được say xỉn.

Tuy nhiên, đây là phong tục không thể thiếu đối với nhiều người, và là ngày duy nhất trong năm thỏa sức cùng bạn bè.

Thanh Huyền

 

 

Exit mobile version