Lâu nay, người Nhật Bản được khắp thế giới ngưỡng mộ về tính thận trọng, tỉ mỉ, sống nguyên tắc. Nhưng có lẽ, độ khắt khe của họ vẫn phải đứng sau người dân ở quốc gia châu Âu này.
“Dân dĩ thực vi thiên” – câu cổ ngữ của người xưa dùng để chỉ ra tầm quan trọng của thực phẩm đối với mỗi con người.
Lâu nay, chúng ta đều biết rằng, trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, Nhật Bản là quốc gia luôn đặt mối quan tâm hàng đầu về vấn đề an toàn, uy tín, chất lượng, được thế giới đánh giá cao. Thế nhưng, có lẽ mức độ nghiêm ngặt của người Nhật còn chưa là gì so với người Đức.
Nếu chưa tin, chỉ cần điểm qua 5 cách làm dưới đây, chúng ta sẽ “tâm phục khẩu phục”.
- Mỗi quả trứng gà ở Đức đều có “chứng minh thư”
Nói một cách dễ hiểu hơn, mỗi một quả chứng gà đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được đóng dấu số hiệu và tung ra thị trường.
Từ mỗi số hiệu được đóng bên ngoài vỏ trứng, người tiêu dùng có thể kiểm tra ra sản phẩm đến từ quốc gia nào, trang trại nào, thậm chí là lồng nào.
Có một “chứng minh thư” rõ ràng như vậy, khi chất lượng trứng có vấn đề, cơ quan chức năng hữu quan lập tức có thể tìm ra trang trại chăn nuôi để xử lý.
Mỗi quả trứng gà trước khi được tung ra thị trường Đức đều được kiểm tra và đóng dấu rất kỹ. Ảnh minh họa.
- Người Đức không hổ là dân tộc nghiêm khắc, khắt khe nhất thế giới
Tại Đức, sữa bột chỉ cần dỡ xuống khỏi giá hàng, bất luận là có dán giấy niêm phong hay không, cũng đều bị đem đi tiêu hủy.
Người Đức cho rằng, một khi sản phẩm đã bị dỡ khỏi kệ hàng, bất cứ một khâu nào ở giữa cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, từ đó có thể hình thành các nguy cơ, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
- Trước khi giết mổ động vật, phải có bác sĩ thú y được cấp phép vào kiểm tra dịch bệnh
Chỉ những con vật đủ tiêu chuẩn, không mắc dịch bệnh mới được cấp giấy phép, đồng ý cho giết mổ.
Sau khi giết mổ, thịt động vật tiếp tục được kiểm tra xem có ký sinh trùng hoặc virus gây bệnh hay không.
Bất luận là tại lò mổ hay xưởng gia công, trong cửa hàng hay đang trên đường vận chuyển, thực phẩm đều cần phải duy trì ở trạng thái đông lạnh, nếu không sẽ không được phép xuất ra thị trường.
- Kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
Trước khi sản xuất thực phẩm dòng ngũ cốc, các coq quan kiểm định, đánh giá thực phẩm phải kiểm tra xem quá trình sản xuất lúa mạch có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hay không, trước khi nhập kho đã loại bỏ các tạp vật trong lúa hay chưa, nhiệt độ, độ ẩm trong các kho lương có đạt tiêu chuẩn không…
Trươc khi được đưa vào xưởng gia công, cần phải kiểm tra liệu lương thực có bị mốc, mọc mầm…; Sau khi đưa vào xưởng gia công, cần kiểm tra quá trình gia công có phù hợp các tiêu chuẩn đã quy định.
- Sự phá sản của Müller
Müller là nhà sản xuất bánh mỳ lớn nhất nước Đức. Trước khi dính tai tiếng về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếng tăm của doanh nghiệp có bề dày hơn 80 năm này đã nổi tiếng gần xa.
Ngay sau khi xảy ra bê bối, toàn bộ các sản phẩm của doanh nghiệp bị thu hồi. Chính phủ Đức ra lệnh cấm Müller kinh doanh các sản phẩm bánh mỳ trên các cửa hàng, cửa hiệu của hãng. Tất cả các siêu thị cũng nhanh chóng hủy hợp đồng đã ký kết.
Trong bối cảnh khó khăn bửa vây, không thể tìm ra lối thoát, Müller phải nhanh chóng đưa ra tuyên bố phá sản.
Tại Đức, nếu một người bất kỳ sau khi ăn bị đau bụng và nghi ngờ nguyên nhân là do thực phẩm có vấn đề, họ có thể lập tức gọi điện đến đường dây nóng miễn phí, có người trực suốt 24h.
“Cảnh sát thực phẩm” sẽ lập tức đến và lấy mẫu thực phẩm, nhanh chóng mang đi kiểm tra và thông báo cho người tố cáo ngay khi có kết quả.
Theo Diệp Anh / Báo Điện tử Trí Thức Trẻ