TBVĐ- Vào ngày 11.11. hàng năm, tất cả tín đồ Công Giáo (Christen) ở Đức (và nhiều nơi khác) đều tổ chức lễ mừng Thánh Martin, gọi là Martinstag.
Martin von Tours từng sống ở thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, sinh vào khoảng năm 316-317. Ông là một trong những người đầu tiên được dân ái mộ và coi như Thần bảo hộ người nghèo (Schutzpatron der Armen) – không phải vì đã xả thân mình tử vì đạo, mà bởi chính con người, tư cách và đức hạnh của mình.
Truyền thuyết kể rằng, khi còn rất trẻ và đi lính cho quân đội La Mã, Martin đã gặp một người ăn mày vất vưởng trên đường, giữa mùa đông lạnh giá, khắc nghiệt mà không mảnh vải che thân. Ông đã dùng kiếm xẻ chiếc áo choàng của mình làm đôi và tặng người ăn mày một nửa. Sau đó, Chúa Jesus đã hiện thân trước mặt ông với nửa chiếc áo choàng trên vai. Hành động của Martin von Tours đã trở thành biểu tượng của tấm lòng từ bi, lương thiện, tương thân tương ái. Ông được Chúa Jesus làm lễ rửa tội, lúc đầu đi ẩn cư, rồi sau làm linh mục và lập nên các tu viện.
Năm 372, ông giữ chức giám mục, sống rất thọ so với thời đó, và ngay sau khi qua đời vào năm 397, Martin chính thức được phong Thánh. Ông được chôn cất trong nhà thờ lớn (Kathedrale) tại Tours (Pháp), và nơi đây đã trở thành điểm hành hương của tất cả các tín đồ Công Giáo cho đến ngày nay.
[Sau sự kiện cải cách luật ân xá vào năm 1517 (Reformation), các tín đồ Tin Lành đã chuyển sang tưởng nhớ Martin Luther vào ngày Martinstag bởi tên và ngày sinh của ông trùng hợp rơi vào ngày 10.11..]
Món ăn truyền thống trong ngày Martinstag là món ngỗng quay, gọi là Martinsgans. Tương truyền rằng vì là người giản dị nên khi được phong làm linh mục, Martin von Tours đã giấu mọi người, chọn một chuồng ngỗng để làm lễ. Không ngờ đàn ngỗng đã “làm ầm ĩ” lên khiến mọi người tìm được ông. Một cách lý giải khác cho món Martinsgans là bởi ngày 11.11. cũng là ngày khởi đầu Mùa Chay (Fastenzeit) kéo dài 40 ngày trước khi đến lễ Giáng Sinh. Vào dịp này, không ai được phép ăn đồ béo. Trong thời Trung Cổ, đây cũng là kỳ hạn trả tô của nông dân. Vì ít tiền, họ thường thay thế bằng cách nộp tô bằng gia súc, và ngỗng tất nhiên là một món khá hời 🙂
Vào những ngày này, người ta ưu tiên nhất cho việc “chia ngọt sẻ bùi”. Các giáo hội đều nấu những bữa ăn từ thiện cho người lang thang, cơ nhỡ, nghèo đói. Các đĩa ăn khi đưa ra đều có một vạch ranh giới ở giữa, với ngụ ý là dù nghèo khổ, nhưng họ vẫn có thể tiếp tục chia đôi sẻ nửa cho những người khác. Trẻ em cùng nắm tay nhau đi rước đèn – là biểu tượng của hi vọng, của tình yêu thương được thắp lên ấm áp giữa trời đông lạnh giá. Trên đường, họ sẽ dừng lại trước cửa các nhà dưỡng lão, nhà tình thương để hát vang những bài hát vui nhộn hoặc những bài ca mùa màng …
Dưới đây là một số bài hát và thơ về lễ rước đèn và ngày tưởng niệm Thánh Martin nhé!!
1. Laterne, Laterne, Sonne, Mond und Sterne
Laterne, Laterne, Sonne, Mond und Sterne.
Brenne auf mein Licht, brenne auf mein Licht,
aber nur meine liebe Laterne nicht.
Laterne, Laterne, Sonne Mond und Sterne.
Sperrt ihn ein den Wind, sperrt ihn ein den Wind,
er soll warten bis wir zu Hause sind!
Laterne, Laterne, Sonne, Mond und Sterne.
Bleibe hell mein Licht, bleibe hell mein Licht,
denn sonst strahlt meine liebe Laterne nicht.
(Autor: unbekannt)
2. Martin war ein frommer Mann
Martin, Martin, Martin war ein fommer Mann.
Zündet viele Lichter an,
daß er oben sehen kann,
was er unten hat getan.
Martin, Martin, Martin ritt durch dunklen Wald,
Wind, der wehte bitterkalt.
Saß am Weg ein Bettler alt,
wäre gar erfroren bald.
Martin, Martin, Martin hält und unverweilt
seinen Mantel mit ihm teilt.
Ohne Dank er weiter eilt.
Bettlers Not war nun geheilt.
(Autor: unbekannt)
3. Lichtlein, Lichtlein brenne
Lichtlein, Lichtlein brenne
heller als der Tag,
weil die liebe Sonne
nicht mehr scheinen mag.
Hinter den dunklen Wolken
will sie schlafen gehn,
doch sie soll uns Kinder
mit dem Lichtlein sehn.
Seht unsere Laterne,
sie leuchtet nah und ferne,
sie strahlt mit hellem Schein
weit in die Welt hinein.
(Autor: unbekannt)
Cẩm Chi