Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Những hệ lụy từ thuốc trị bệnh khi lái xe

Ảnh minh họa: Bảo Quốc

TBVĐ- Sử dụng thuốc đối với loài người chúng ta – từ người bình thường đến bệnh nhân mắc các bệnh nặng/nhẹ – ngày càng trở thành chuyện thường tình như cơm bữa, như việc phải đánh răng hay tắm gội, vệ sinh cá nhân hàng ngày.

Tại Đức, số lượng các loại thuốc được phép sử dụng gồm 103.697 loại. Năm 2018, tổng số hộp thuốc mà tất cả các hiệu thuốc trên cả nước đã bán hoặc phát ra là hơn 1,37 tỉ!

Vào tháng 7-2015, tại Bremervörde thuộc bang Niedersachsen, một phụ nữ 59 tuổi đã tông thẳng chiếc xe ôtô hiệu Mercedes của mình vào một quán kem. Hai khách hàng tử vong ngay tại chỗ.

Sau đó sự việc được làm sáng tỏ, người ta mới biết, lái xe là một bệnh nhân mắc chứng động kinh. Vào thời điểm gây ra tai nạn, bà ấy đang bị lên cơn co giật, mất đi tự chủ.

Theo toà phán xét, nếu đối tượng chịu khó uống thuốc đều đặn, chuyện đau buồn này đã không xảy ra. Bà bị kết án 14 tháng tù giam và bị phạt tiền.

Bệnh nhân động kinh tại Đức chỉ chiếm 1%, số bệnh nhân bị tiểu đường vào khoảng 6 triệu người và cứ ba người thì có một người mắc bệnh cao huyết áp – đều là những căn bệnh mà nếu không sử dụng thuốc hỗ trợ, không được bác sỹ điều trị, thì người bệnh rất dễ bị truỵ tim hoặc tai biến mạch máu não, có thể tử vong bất cứ lúc nào, chưa cần bàn đến khả năng tham gia giao thông!

Một loại thuốc gây vấn đề lớn nữa là thuốc giảm đau: Vào tháng 3-2015, một phụ nữ cao tuổi (75 tuổi) trước khi tham gia giao thông đã uống một liều thuốc giảm đau nặng có chứa morphine. Trên một lối rẽ, bà không nhìn thấy xe ôtô khác đang chạy trên đường chính. Hai xe xảy ra va chạm, xe của bà bị văng vào vườn của nhà dân ở bên đường. May mắn không ai bị thương, chỉ có xe bị hỏng nặng.

Bà khai với cảnh sát việc mình dùng thuốc giảm đau liều cao, kết quả thử máu cũng xác nhận việc đó.

C.Chi