Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng quốc gia hàng đầu dành cho trẻ em.
Theo báo cáo Global Childhood, tổ chức phi chính phủ “Save The Children” công bố Singapore đã xuất sắc vượt qua tám quốc gia Tây Âu và Hàn Quốc để giành vị trí cao nhất trong số 176 quốc gia, về các mặt chính như: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng và bảo vệ quyền trẻ em. Singapore đạt 989/1000 điểm tiêu chí, đứng đầu trong tất cả tám hạng mục bao gồm: tử vong ở trẻ em, suy dinh dưỡng, tiếp cận giáo dục, lao động trẻ em, tảo hôn, mang thai ở tuổi vị thành niên và trẻ em di cư. Số liệu quốc gia cho thấy tỷ lệ tử vong trẻ em ở Singapore là 2,8 trên 1.000 ca sinh nở trong năm 2017, và tỷ lệ trẻ em do bị giết trong năm 2016 là 0,1 trường hợp tử vong trên 100.000 người ở độ tuổi 19. Vào năm 2018, Singapore đồng hạng nhất với Slovenia.
Ông Hassan Muhammad Saadi Noor, giám đốc Save the Children Singapore, cho biết: “Hệ thống trường học ở Singapore có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Singapore cũng có GDP bình quân trên đầu người rất cao, chúng tôi đầu tư vào các dịch vụ công cộng chất lượng cao như giáo dục và chăm sóc sức khỏe… Những chính sách này có lợi cho việc tạo ra một môi trường bảo vệ trẻ em ngay từ khi chúng được sinh ra”. Singapore có tỷ lệ thất học thấp nhất thế giới,chỉ ở mức 0,1%. Đây là tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học nhưng không đi học (bao gồm cả học sinh bỏ học).
Ông Alfred Tan, Giám đốc điều hành Hiệp hội Trẻ em Singapore cho biết: “Tôi tin rằng chúng ta có thể thực hiện nhiều bước tiếp theo để phát triển các tiêu chuẩn cao hơn trong việc nuôi dạy trẻ em, như xây dựng hình mẫu và khả năng phục hồi tinh thần cho trẻ em trong thế ngày nay”. Ông Tan trích dẫn việc lạm dụng tình dục và bắt nạt trên mạng là những ví dụ về các mối đe dọa trực tuyến mà trẻ em có thể tiếp xúc ngày nay. “Chúng tôi là những người tiên phong trong việc chăm sức khỏe trẻ em”.
Phát ngôn viên của Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội (MSF) cho biết vị trí dẫn đầu của Singapore là minh chứng cho “Những bước tiến mà chúng tôi đã đạt được khi phát triển một quốc gia, những khoản đầu tư đáng kể cho mầm non đất nước ngay từ thời kỳ tiền phát triển của chúng” .
Đầu tháng này, Thư ký Nghị viện cấp cao của MSF Muhammad Faishal Ibrahim đã lãnh đạo nhiều cơ quan khác nhau trong cuộc đối thoại với Ủy ban Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em (UNCRC) và khẳng định cam kết bảo vệ sức khỏe của trẻ em Singapore. Bộ đang xem xét luật pháp hiện hành để nâng giới hạn tuổi của Đạo luật Trẻ em và Thanh thiếu niên lên 18 tuổi (Đạo luật hiện đang bảo vệ trẻ em dưới 16 tuổi).
Theo Báo cáo “Global Childhood”, cứ có bốn trẻ thì một trẻ sống trong tuổi thơ bất hạnh. Thế giới đã phát triển tốt hơn vào năm 2019 so với năm 2000 ở tất cả các hạng mục trừ một vấn đề: Trẻ em di cư. Trong năm 2019, có hơn 30,5 triệu người buộc phải di cư vì xung đột khu vực hoặc chiến tranh, bao gồm cả trẻ em.
Theo The Straits Times
Nguồn: sao.baophapluat.vn