Chịu sức ép từ hàng triệu khách du lịch ghé thăm hàng năm, Hà Lan đã quyết định ngưng quảng bá các địa điểm tham quan nổi tiếng của họ, và kêu gọi du khách đến những địa điểm ít đến biết hơn của nước này.
Hà Lan đã trở thành một nạn nhân cho sự thành công về du lịch của chính mình: Các chiến dịch của chính phủ đã thu hút một lượng khác du lịch khổng lồ, đến nổi gây ra nhiều vấn đề cho các địa điểm như thủ đô Amsterdam, nơi có 19 triệu lượt du khách ghé thăm hàng năm.
Báo của Hội đồng du lịch Hà Lan cho biết, nếu cứ theo đà tăng trưởng này, thì đến năm 2030, nước này có thể đón dòng người tham quan lên đến 42 triệu, một con số khủng khiếp nếu so với dân số chỉ 17 triệu người.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục quảng bá, nhưng với những thành phố và khu vực mà người nước ngoài không nghe nói tới”, bà Elsje van Vuuren, phát ngôn viên của Hội đồng trên cho biết.
Tại Amsterdam, không chỉ có những kênh đào mang tính biểu tượng, vô số bảo tàng và các điểm tham quan văn hoá, mà còn nổi tiếng với khu “đèn đỏ”, với cần sa ít được giám sát lỏng lẻo, nên trở thành một điểm đến thu hút với chi phí thấp.
Năm ngoái, Thị trưởng Amsterdam, ông Femke Halsema, đã đưa ra các chính sách để buộc du khách phải tôn trọng các quy tắc của thành phố này như: dọn dẹp đường phố, phạt tại chỗ 140 Euro đối với hành vi tiểu tiện nơi công cộng, say xỉn hoặc làm ồn.
Các cánh đồng hoa Tulip cũng không tránh khỏi số phận bị quá tải, khi du khách cố tìm cho mình một bức ảnh hoàn hảo để đăng lên mạng xã hội.
Trong lễ Phục Sinh vào tháng trước, Keukenhof, một trong những cánh đồng hoa lớn nhất thế giới ở Lisse cách thủ đô Amsterdam 40km về phía Tây Nam, đã phải tiếp đến 200.000 lượt du khách chỉ trong 4 ngày. 80% số đó là người nước ngoài.
Giao thông cũng bị hỗn loạn bởi tình trạng quá tải, khiến nhiều cư dân phải ở nhà, không thể đi làm, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp địa phương. Ngược lại ở những nơi như tỉnh Zeeland hay thành phố Groningen không được chú ý lắm. Hội đồng du lịch Hà Lan hy vọng sẽ quảng bá những nơi này để du khách lựa chọn đến thăm.
Việc quá tải du lịch cũng xảy ra với nhiều thành phố khác của Châu Âu như Venice đã đối phó với tình trạng này nhiều năm, hay đảo Santorini của Hy Lạp cũng được quá nhiều người quan tâm.
Nhiều người đổ lỗi cho các dịch vụ đặt phòng giá rẻ như Airbnb càng làm trầm trọng việc quá tải. Thành phố Barcelona của Tây Ban Nha đã gắt gao trong vấn đề cấp phép cho thuê phòng, hay Paris ra quy định chủ nhà không được cho phép thuê phòng quá 120 ngày/năm.
Airbnb đã lập tức tuyên bố: “Khách của chúng tôi chỉ chiếm 7% lượng du khách ở những nơi có nguy cơ quá tải du lịch”.
Theo Thanh Hải / sao.baophapluat.vn