Đã đến lúc chào tạm biệt mùa Đông lạnh lẽo để đến với trời xuân ấm áp. Áo khoác, khăn len, giầy lông, sớm nhất cũng phải tới mùa Thu mới dùng đến. Sau đây là những điều đáng lưu ý khi cất quần áo và vật dụng mùa Đông:
Mọi thứ phải sạch sẽ
Đó là điều kiện quan trọng nhất trước khi mang đi bảo quản. Thứ nhất, do vết bẩn rất khó làm sạch sau thời gian dài bảo quản. Tuy nhiên, không phải cái gì trông có vẻ sạch sẽ cũng mang đi cất được, do dầu từ da, da chết là thức ăn béo bở cho mối, mọt. Ngoài ra, mùi mồ hôi cũng thu hút những con sinh vật nhỏ mò đến gặm nhấm. Đặc biệt nguy hiểm là đồ len, tơ lụa. Ngoài ra, cần để ý mác nhãn ở áo để phân biệt đồ giặt máy và những đồ cần làm sạch bằng chất hóa học. Tốt nhất nên phân loại quần áo treo mắc hay gấp theo khả năng cất đồ. Khi đó, chắc chắn sẽ thấy nhiều đồ không cần đem đi bảo quản do không còn mặc vừa, lỗi mốt, hay màu đó không còn thích nữa.
Đóng gói tốt sẽ bền lâu
Bất kể bảo quản bằng cách treo hay gấp cũng nên lưu ý một số điểm sau: Đối với những quần áo lấy về từ tiệm giặt là, cần bỏ đi tấm nilon bảo vệ bên ngoài để tránh bị hấp hơi. Bảo quản quần áo bằng bịch nilon không phải biện pháp tốt, do trong trường hợp xấu nhất sẽ xuất hiện vết mốc. Những quần áo đặc biệt nhạy cảm nên bảo vệ bằng túi đựng quần áo hay túi từ vải bông. Những bộ phận có giá trị có thể gói riêng.
Nên bao bọc bằng những thứ giúp điều hòa không khí
Tất nhiên điều đó phụ thuộc vào từng loại quần áo: Áo len và thun chất liệu nịt len nên gấp lại, tốt nhất sao cho không bị nhiều nếp nhăn. Những thứ đắt tiền với hoa văn thêu hay cườm đính nên treo, lộn trái để chúng không bị hỏng khi treo sát nhau. Những chiếc áo thun chui cổ sang trọng từ chất liệu dạ hay lụa tơ tằm nên gấp và đặt chồng lên nhau ngăn cách bởi giấy lụa, quần áo nặng hơn đặt dưới. Không được quên đặt một túi thơm hoa lavendel, gỗ tuyết tùng hay hình thức bảo vệ mối mọt khác.
Váy và áo khoác được bảo quản tốt hơn khi treo, tốt nhất sao cho không sát nhau quá
Đối với mắc áo, nên để những dây sắt rẻ tiền ở ngoài do chúng có thể rỉ và làm hư hỏng quần áo bởi những cạnh sắc. Nên dùng mắc áo có đệm để giữ dáng quần áo tốt hơn, hay mắc áo từ gỗ không quét véc ni cũng thích hợp cho quần áo nặng. Nếu không muốn cất quần áo trong tủ, vali hay những hộp đựng quần áo chuyên dụng dưới gầm giường, có thể sử dụng tầng mái, với điều kiện ở đó không ngột ngạt. Ngược lại, nhà kho, đặc biệt trong những ngôi nhà cũ kĩ thường ẩm ướt, không thích hợp bảo quản quần áo vì có thể phát sinh nấm mốc khiến quần áo nhanh bị ẩm mốc.
Những đôi giày cao cổ dày nên đem cất
Khi đó, nên làm sạch chúng và loại bỏ vết bẩn bám vào viền giày. Lông và da thú nên chải kĩ càng, lau đế giày. Sau đó, xử lý giày hay giày cao cổ với chất béo da Lederfett hay bình phun chống thấm, sau đó để khô. Nhét vào giày mô hình giày bằng gỗ (Schuhspanner) hay giấy báo để chống nếp nhăn. Cuối cùng, tốt nhất cất giày trong thùng carton và bảo quản ở nơi khô thoáng.
Trần Trúc Quỳnh (tổng hợp)