Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Mua hàng online: Làm gì khi đã chuyển tiền cho cửa hàng lừa đảo?

Ảnh minh họa: Trung Hiếu

TBVĐ- Khách hàng đã trót chuyển tiền rồi mới phát hiện bị lừa nên làm gì?

Ngày nay, việc sử dụng mạng trực tuyến làm thị trường buôn bán không còn xa lạ với rất nhiều doanh nghiệp. Nó không chỉ cung cấp mạng lưới khách hàng rộng lớn, mà còn giúp hai bên kết nối nhanh chóng, mọi thắc mắc được giải đáp gọn nhẹ, thậm chí có thể giữ mối liên hệ cởi mở và gần gũi hơn. Tuy nhiên, bởi tính chất “ảo” và khuyết danh, nên mạng trực tuyến cũng là nơi tiềm tàng nhiều kẻ gian manh với đủ các chiêu trò lừa đảo, “treo đầu dê, bán thịt chó”, thậm chí giả mạo để lừa tiền của nhiều người cả tin.

Khách hàng đã trót chuyển tiền rồi mới phát hiện bị lừa, nên sớm thông báo cho ngân hàng của mình và nhờ ngân hàng rút lại tiền.

Ngoài ra, khách hàng cần giữ lại mọi thư xác nhận đơn hàng cũng như hợp đồng mua bán, nếu có qua lại bằng thư tín điện tử hay chụp được hình ảnh trực tuyến của cửa hàng cũng cần lưu lại, tránh trường hợp chủ cửa hàng gỡ chúng khỏi mạng.

Nếu sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, khách hàng có thể thông báo khoá thẻ và yêu cầu bên ngân hàng đòi lại tiền vì nghi ngờ lừa đảo.

Và cuối cùng, khách hàng có thể báo cảnh sát và sử dụng những chứng cớ như ảnh chụp, hợp đồng mua bán v.v… như nói trên.

Thận trọng với việc bảo mật dữ liệu, những kẻ giả mạo doanh nghiệp hay cửa hàng trực tuyến thường không chỉ muốn lừa tiền của khách hàng, mà chúng còn tự sử dụng các dữ liệu mà khách để lại để tiếp tục đi lừa đảo hoặc bán lại cho người khác. Ví dụ lấy tên tuổi của khách hàng để tạo thêm tài khoản giả.

Nếu nhận ra dữ liệu của mình bị sử dụng trái phép, khách hàng có thể báo ngay với cảnh sát sở tại.

Bình Minh