TBVĐ- Cơ quan tình báo nội địa Đức cho biết, có tới 1.100 đối tượng Hồi giáo cực đoan có nguy cơ khủng bố tiềm tàng.
Số tay súng hồi giáo thánh chiến tại Đức
Theo Chủ tịch Cơ quan tình báo Hans-Georg Maaßen ước tính có khoảng 1.100 phần tử hồi giáo cực đoan tại Đức, trong đó có 540 người thuộc diện nguy hiểm Gefährder, so với cách đây 5 năm, mới chỉ có 128 người. Hơn 80 người đang ngồi tù (số liệu tháng 12.2016). Bên cạnh những đối tượng trên còn có 360 người thuộc nhóm người liên quan sẵn sàng giúp và hỗ trợ những người thuộc nhóm “Gefährder“ thực hiện âm mưu.
Sang Syria gia nhập IS
Có tới 784 phần tử cực đoan người Đức. Đa số trong độ tuổi từ 22 đến 25; 79% nam giới; 61% sinh ra tại Đức và 81% có nguồn gốc nhập cư; 72-78% là học sinh vào thời điểm sang Syria hay Irak. 1/4 trong số họ theo học Gymnasium hay một trường học nghề. 289 người tốt nghiệp phổ thông hay tốt nghiệp trường dạy nghề; 23% tốt nghiệp trường Realschule; 27% có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học; 7% không tốt nghiệp phổ thông. 134 người thay đổi tín ngưỡng (cải đạo); 2/3 đã từng có tiền án.
Chiến binh hồi hương (gia nhập hàng ngũ IS sau đó quay trở lại)
Tính tới tháng 12.2016, 1/3 trong số 890 phần tử cực đoan đã quay trở về Đức. 10% trở về do bị thất vọng và giác ngộ trước những gì nhìn thấy ở Syria và Irak; 10% khác trở về quê nhà do áp lực gia đình hay xã hội; 8% nghỉ ngơi hoặc tìm cách trang bị vũ khí, tiền bạc hay tuyển mộ các tay súng mới; 1/4 hợp tác với các cơ quan an ninh; 22% có bố mẹ phối hợp với cơ quan an ninh.
Nguy cơ khủng bố thông qua người tị nạn
Có 3 nguy cơ liên quan đến tị nạn và hồi giáo thánh chiến:
– Thành viên và người hỗ trợ các tổ chức khủng bố nhập cảnh vào Đức để thực hiện các vụ tấn công.
– Thành viên và người hỗ trợ các tổ chức hồi giáo ngụy trang thành người tị nạn nhập cảnh vào Đức.
– Tín đồ hồi giáo và các tổ chức hồi giáo tìm cách lôi kéo người tị nạn. Đến tháng 12.2016, có khoảng 360 liên lạc viên của hồi giáo thánh chiến với mục đích trên.
Sự khác biệt giữa đạo hồi và chủ nghĩa hồi giáo
Đạo hồi đại diện cho tư tưởng của Thượng đế, kêu gọi tín đồ tôn trọng người khác. Bản thân tư tưởng này không mang tính bạo lực, nhưng kinh Koran của đạo Hồi thì có. Đoạn 29 trong thiên Xura thứ IX có ghi: “Hãy phát động chiến tranh với những kẻ không tin vào Thượng đế… “. Chủ nghĩa Hồi giáo chỉ sự liên kết chặt chẽ giữa đạo Hồi và chính trị. Nguồn gốc Chủ nghĩa Hồi giáo hiện đại xuất phát từ các phong trào phục hưng Hồi giáo ở nửa sau thế kỉ 19. Khi đó, một số trào lưu tư tưởng Hồi giáo có tính tôn giáo bắt đầu nổi lên trong thế giới Hồi giáo, được khởi xướng sau khi các nước Hồi giáo trải qua ách thống trị của thực dân châu Âu.
Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan Salafismus
Là một nhánh của Hồi giáo Sunni, tôn thờ Muhammad, người sáng lập Hồi giáo và ba thế hệ người Hồi giáo đầu tiên tính từ thời Muhammad. “Salaf“ tiếng Ả Rập có nghĩa là “tổ tiên“. Những người theo chủ nghĩa Salafismus khẳng định lối sống của họ tuân theo những lời răn dạy của kinh Koran và luật “Sunna“ (luật cổ truyền của các nước Hồi giáo). Hiện tại Đức đang diễn ra một “phong trào hồi giáo sôi động“, thu hút tới 8.350 tín đồ. Gần như tất cả các tổ chức và cá nhân hồi giáo có âm mưu khủng bố được xác định đều bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng của Salafismus.
Hương An (tổng hợp)