Ở Đức cũng như nhiều nước khác hiện nay, người lao động phải nộp thuế khá cao.
Trung bình một người đi làm phải đóng các loại thuế và bảo hiểm từ 40 đến 60% thu nhập, tùy từng loại công việc. Việc người lao động phải đóng thuế, đóng bảo hiểm cao như vậy sẽ dẫn đến những hệ quả tích cực đối với hệ thống phúc lợi xã hội.
Năm 2011 |
Tháng | |
Thu nhập trước thuế | 60.000 Euro |
5.000 Euro |
Thuế thu nhập | 13.279 Euro |
1.106,58 Euro |
Thuế đoàn kết | 730,35 Euro |
60,86 Euro |
Thuế nhà thờ | 1.195,10 Euro |
99,59 Euro |
Bảo hiểm y tế | 3.653,10 Euro |
304,42 Euro |
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe | 434,36 Euro |
36,20 Euro |
Bảo hiểm hưu trí | 5.970,00 Euro |
497,50 Euro |
Bảo hiểm thất nghiệp | 900 Euro |
75 Euro |
Thu nhập sau thuế và các khoản thu bắt buộc khác |
33.838,09 Euro |
2.819,84 Euro |
Xin đừng vội hiểu như vậy là bóc lột. Chính phần lớn những người Đức hiểu rằng việc đóng thuế là trách nhiệm xã hội của họ, của người lao động trưởng thành đối với cộng đồng, đổi lại họ được sống trong một xã hội thực sự an toàn, phúc lợi xã hội được chăm lo đầy đủ. Hơn nữa, vấn đề chính là về mặt đời sống, thực tế với số tiền 2.819 Euro trong một tháng, một người lao động trung bình hoàn toàn đủ nuôi sống một gia đình ba người ở Đức.
Việc người lao động phải đóng thuế, đóng bảo hiểm nhiều như kể trên sẽ dẫn đến ba hệ quả tích cực sau:
– Thứ nhất, nhà nước có nguồn tài chính để lo cho những người thất nghiệp, lo cho những người già, người tàn tật, lo cho y tế, giáo dục, giao thông và các hoạt động chung;
– Thứ hai, tài chính sẽ được minh bạch hóa, được quản lý chặt chẽ, vì thế sẽ không có tình trạng người quá giàu trong xã hội, tham nhũng cũng vì thế bị đẩy lùi. Người lao động thu nhập càng nhiều, thì sẽ càng phải đóng thuế nhiều, mức chênh lệch giàu nghèo vì thế sẽ không quá cách biệt;
– Thứ ba, khi mọi người đều được chăm lo, phúc lợi xã hội tốt, không có người quá giàu hay quá nghèo, ai cũng được hưởng những phúc lợi chung, nghề nào cũng đáng được trân trọng, khi ấy tình trạng tội phạm sẽ bị hạn chế đáng kể, xã hội vì thế cũng trở nên ổn định và an toàn hơn.
Ở Việt Nam, sự việc ba mươi giáo viên trường mầm non xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, Thanh Hóa vừa qua đồng loạt xin nghỉ việc với lý do mức lương quá thấp – trung bình một giáo viên mầm non đứng lớp ngày hai buổi ở đây được nhận 15 nghìn đồng. Cả tháng, trừ tất cả các khoản phải đóng họ được nhận khoảng 500 nghìn đồng(1) – thực sự là một tin không vui trong những ngày đầu năm học mới 2011-2012 này.
Hi vọng trong một tương lai không xa, nhà nước sẽ xem xét, điều chỉnh để có chính sách lương và thuế hợp lý hơn, có chính sách minh bạch hóa đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, để bất cứ ai, làm công việc gì chí ít cũng đủ sống, yên tâm dành hết tâm huyết tập trung cho công việc, không còn cảnh người giáo viên lao động vất vả nhưng đời sống lại quá bấp bênh, đau lòng như thực trạng ở trường mầm non xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, Thanh Hóa nêu trên đây.
—
(2) Xem bài viết của tác giả Hoàng Sơn, 30 giáo viên bỏ dạy vì lương dưới 500 nghìn, đăng ngày 7/9/2011 , tại địa chỉ: http://www6.vnmedia.vn/VN/30_giao_vien_bo_day_vi_luong_duoi_500_nghin_36_243414.html
lao động nước ngoài thì mức tính thuế sẽ như thế nào?