Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Truyện song ngữ Đức-Việt: Trí khôn của ta đây

Ảnh minh họa: truyencotich.vn

TBVĐ- Thông qua truyện song ngữ, TBVĐ muốn tạo thêm một “sân chơi” nhỏ để mọi người tìm hiểu về văn hóa và phong tục tập quán của cả Đức và Việt Nam. Đồng thời, qua đây độc giả có thể trau dồi thêm vốn tiếng Đức và các cháu – thế hệ người Việt thứ 2 có thể học thêm tiếng Việt.

Bản tiếng Đức: Warum Büffel keine Eck- und Schneidezähne und Tiger schwarzen Streifen haben

Es war einmal in einer Zeit, als die Tiere noch mit den Menschen sprechen konnten. Eines Tages sah ein Tiger am Rande des Dschungels einen Bauer und dessen riesigen Büffel bei der Ackerarbeit zu. Ab und zu schlug der Bauer kräftig auf den Büffel mit seiner Peitsche. Der Tiger wunderte sich sehr. Er wartete bis zum Mittag, bis der Bauer den Büffel vom Pflug befreite, dann trottete er zum Büffel und fragte diesen: “Sag mal, du bist so groß und kräftig, warum läßt du den Menschen dich schlagen?”

Der Büffel zittierte, als er den Tiger sah, doch er versuchte, ruhig zu antworten: “Weißt du, die Menschen sind zwar klein, aber sie haben Klugheit, das ist furchteinflößend!”. Der Tiger wunderte sich sehr und fragte weiter: “Klugheit? Was ist das? Wie sieht es aus?”. Der Büffel fand kein Wort zur Erklärung, deshalb sagte er nur knapp: “Na Klugheit ist Klugheit. Wenn du mehr wissen willst, musst du selbst die Menschen fragen.”

So ging der Tiger zum Bauer, der sich gerade unter einem Baum zur Erholung legte, und fragte: “Du, der Büffel erzählte mir, du habest ein Ding namens Klugheit. Was ist das? Zeig es mir!”. Natürlich hatte auch der Bauer große Angst, als er den Tiger sah, doch er tat so, als er sich überlegen musste, dann sagte er: “Leider habe ich es heute zu Hause gelassen. Ich werde es aber mal herholen. Wenn du willst, kann ich dir auch etwas davon schenken.”

Der Tiger freute sich sehr, als er es hörte, so forderte er den Bauern, die Klugheit so schnell wie möglich zu holen. Doch der Bauer sagte: “Ich bin mir aber nicht sicher, ob du meinen Büffel fressen würdest, wenn ich nicht da bin?!”. Als der Tiger noch nicht wusste, was er darauf antworten sollte, sagte der Bauer weiter: “Was hältst du davon, wenn ich dich kurz an diesen Baum fesseln würde?”

Der Tiger akzeptierte sogleich den Vorschlag ohne den geringsten Zweifel. Der Bauer nahm ein Tau und fesselte den Tiger ganz fest an den Baum. Danach ging er nach Hause, holte viel Heu und häufte es um den Tiger herum. Der Tiger verstand es nicht. Er wartete jedoch geduldig weiter. Schließlich zündete der Bauer das Heu an. Das Feuer brannte und entfachte somit auch die ungeheure Wut des eingefangenen Dschungelkönigs. Der Bauer schrie jedoch laut: “Das ist meine Klugheit! Das ist meine Klugheit!”.

Vor lauter Lachen rollte sich der Büffel hin und her auf dem Boden. Sein Oberkiefer stieß plötzlich an einen Stein, sodass seine ganzen Eck- und Schneidezähne herausfielen. Nach einer Weile konnte das Tau im Feuer nicht mehr halten und zerriss in kleinen Stückchen. Der Tiger machte einen großen Schwung und rannte so schnell er konnte wieder in den Dschungel, ohne auch nur kurz zurückzuschauen. Seitdem tragen fast alle Tiger lange, schwarze Streifen auf den Rücken, und Büffel haben keine Eck- und Schneidezähne, sondern nur eine Knorpelleiste.

Bản tiếng Việt: “Trí khôn của ta đây”

Ngày xửa ngày xưa, khi ấy các loài vật còn nói được tiếng người. Có con cọp trông thấy ở ngay thửa ruộng cạnh rừng một bác nông dân cùng con trâu to lớn chăm chỉ cày cuốc. Lâu lâu, bác nông dân lại vung roi quất mạnh vào mông con trâu, tạo thành tiếng “đét… đét…”

Con cọp ngạc nhiên lắm. Nó đợi đến buổi trưa, khi bác nông dân tháo hết cày ra cho trâu, rồi mới tò mò, lân la tiến tới hỏi chuyện: “Này anh kia, trông anh to khỏe thế sao lại để con người đánh đập, hành hạ khổ sở như vậy?”. Trâu thấy cọp tới hoảng sợ lắm, nhưng vẫn tỏ vẻ bình tĩnh và đáp: “Anh không biết đấy thôi! Nhìn con người nhỏ bé vậy nhưng họ có trí khôn, đáng sợ lắm!”.

Nghe trâu nói vậy thì cọp ta lại càng cảm thấy kì lạ và khó hiểu hơn. Cọp lại hỏi: “Trí khôn ư? Nó là gì thế? Trông nó như thế nào vậy?”. Trâu chẳng biết giải thích cho cọp hiểu chuyện này, vì vậy nó trả lời qua loa cho xong chuyện: “Trí khôn là trí khôn chứ gì nữa!! Nếu anh muốn biết rõ thì hãy tìm con người mà hỏi!”.

Cọp liền tiến lại gần chỗ bác nông dân đang nghỉ ngơi dưới một gốc cây và hỏi: “Này anh, con trâu bảo anh có cái trí khôn. Nó là gì? Đem cho tôi xem một chút đi nào!”. Bác nông dân thấy cọp cũng run lắm, nhưng ngoài mặt tỏ vẻ nghĩ ngợi hồi lâu, sau đó mới đáp lời: “Tiếc là tôi để trí khôn ở nhà rồi. Hay là tôi chạy về đem nó ra đây cho anh nhìn nhé! Nếu như anh thích thì tôi có thể cho anh một chút!”.

Nghe vậy cọp ta hết sức mừng rỡ, vội vàng giục bác về lấy. Nhưng bác nông dân nói với cọp rằng: “Thế nhỡ đâu lúc tôi về nhà, anh ở đây lại ăn mất toi con trâu kia của tôi thì tôi biết phải làm sao?” Trong lúc cọp đang không biết trả lời làm sao, thì bác nông dân lại tiếp lời: “Như vậy nhé, để tôi yên tâm trở về, anh chịu khó một chút cho tôi buộc tạm anh vào cái gốc cây kia được không?” Cọp chẳng chút nghi ngờ nên chấp thuận ngay. Bác nông dân thấy vậy liền lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào dưới gốc cây cạnh đó.

Xong xuôi, bác về nhà đem rất nhiều rơm khô tới chất xung quanh con cọp. Cọp không hiểu, nhưng vì tò mò nên kiên nhẫn đợi. Cuối cùng, bác châm lửa đốt rơm, rơm cháy đốt cho cọp giận dữ lồng lộn. Bác nông dân quát: “Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!”.

Con trâu thấy thế bò lăn ra đất mà cười. Không may hàm trên của nó đập phải đá, khiến toàn bộ răng ở trên bị rụng hết. Hồi lâu sau, lửa cháy lớn làm dây thừng bị đứt, lúc ấy cọp mới thoát được. Nó ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào trong rừng sâu, chẳng dám ngoảnh đầu nhìn lại nữa. Cũng kể từ ngày đó, loài cọp có thêm những vằn màu đen kéo dài ở trên người. Và loài trâu đều không có răng ở hàm trên, chỉ có mỗi lợi mà thôi.

Cẩm Chi (sưu tầm & lược dịch)