Điều §8: Đào tạo và lao động của ngoại kiều mới nhập cư trong độ tuổi thanh thiếu niên (Jugendalter)
1- Có thể cấp phép lao động, không cần kiểm tra theo điều §39 phần 2 Bộ luật lưu trú (Aufenthaltsgesetz), cho ngoại kiều nhập cảnh vào Đức khi chưa đến 18 tuổi và có giấy phép lưu trú (Aufenthaltserlaubnis), không kèm theo hạn chế quy định tại điều §13, đối với
- Một việc làm kèm hợp đồng lao động, nếu ngoại kiều đó đang sống ở Đức
- a) Đã tốt nghiệp phổ thông trung học (Schulabschluss einer allge- mein bildenden Schule), hoặc
- b) Đã tham gia khóa học phổ thông chuẩn bị học nghề 1 năm (einjảhrige schulische Berufsvo- rbereitung), hoặc
- c) Đã tham gia khóa học chuẩn bị học nghề (berufsvorbereitenden Bildungsmaßnahme) quy định tại quyển III Bộ luật xã hội, hoặc
- d) Đã tham gia một khóa học chuẩn bị học nghề (Berufsaus- bildungsvorbereitun) theo Bộ luật đào tạo nghề và cố gắng trong khóa học.
- Một khoá học nghề trong một nghề học được nhà nước công nhận hoặc tương đương, nếu người nứơc ngoài ký hợp đồng đào tạo (Ausbildungsvertrag) với họ. 2- Giấy phép cấp cho người nước ngoài không hạn chế theo điều §13.
Điều §9: Lao động đối với các trường hợp đã từng làm việc hoặc cư trú lâu năm
(1) Có thể cấp phép lao động, không kèm kiểm tra theo điều §39 phần 2 Bộ luật lưu trú (Aufenthaltsgesetz), cho ngoại kiều đã có giấy phép lưu trú (Aufenthaltserlaubnis) và
- Đã có hai năm làm việc hợp pháp, có đóng bảo hiểm xã hội ở Đức, hoặc
- Đã liên tục lưu trú hợp pháp từ ba năm trở lên với giấy phép lưu trú (Aufenthaltserlaubnis), giấy tạm dung (Duldung) hoặc giấy phép tạm cư trú cho người tị nạn (Aufenthaltsgestattung). Các khoảng thời gian vắng mặt ở Đức được xem xét theo điều §51 phần 1 câu 7 Bộ luật lưu trú (Aufenthaltsgesetz).
(2) Không tính vào thời gian từng lao động nêu trên (phần 1 câu 1) các khoảng thời gian sau:
- Thời gian làm việc trước thời điểm ngoại kiều rời khỏi địa phận Đức và từ bỏ lưu trú bình thường (gewöhnlicher Aufenthalt) của mình,
- Công việc bị hạn chế thời gian theo Bộ luật lưu trú (Aufenthaltsgesetz) hoặc Luật lao động (Beschảftigungsverordnung)
- Một công việc mà ngoại kiều được miễn giấy phép của sở lao động, theo quy định đang trình bày (BeschVerfV), theo Luật lao động (Beschäftigungsverordnung) hoặc theo một thỏa thuận giữa các chính phủ.
(3) Chỉ tính một nửa thời gian và nhiều nhất hai năm vào thời gian lưu trú trước đây nêu trên ở phần 1 câu 2, nếu như khoảng thời gian lưu trú này dựa theo điều §16 Bộ luật lưu trú.
(4) Giấy phép không kèm theo hạn chế quy định tại điều §13.
ĐOẠN 3
Giấy phép cấp cho ngoại kiều đang bị tạm dung (geduldet)
Điều §10: Điều cơ bản
Ngoại kiều đang tạm dung theo điều §60a Bộ luật lưu trú (Aufenthaltsgesetz) có thể được sở lao động cấp giấy phép lao động, nếu như người này đã tạm dung từ một năm trở lên hoặc có giấy phép lưu trú ở Đức. Các điều §39 đến §41 Bộ luật lưu trú (Aufenthaltsgesetz) có giá trị tương tự. Có thể cấp phép lao động không kèm kiểm tra theo điều §39 phần 2 Bộ luật lưu trú (Aufenthaltsgesetz), nếu như ngoại kiều đã cư trú hợp pháp ít nhất 4 năm với giấy phép lưu trú (Aufenthaltserlaubnis), giấy tạm dung (Duldung) hoặc giấy phép tạm cư trú cho người tị nạn (Aufenthaltsgestattung). Giấy phép cấp theo câu 3 không kèm theo hạn chế, quy định tại điều §13.
Điều §11: Từ chối không cấp giấy phép lao động
Ngoại kiều đang tạm dung sẽ không được cấp giấy phép lao động, nếu như người này vào nội địa Đức với mục đích nhận các tiêu chuẩn theo Bộ luật tiêu chuẩn cho người tị nạn (Asylbewerberleistungsgesetz), hoặc các biện pháp chấm dứt cư trú của chính quyền không thực hiện được vì những lý do xuất phát từ bản thân đối tượng ngoại kiều. Ngoại kiều đặc biệt phải chịu trách nhiệm, nếu như người này đã tạo ra cản trở trục xuất qua việc cố ý thông tin sai về bản thân hay về quốc tịch của mình.
PHẦN 2
Các quy định về trách nhiệm trực thuộc và quy định thủ tục thi hành Điều §12: Trách nhiệm trực thuộc
(1) Sở lao động (Agentur für Arbeit) tại tỉnh lỵ, nơi ngoại kiều có ý định làm việc (nơi lao động), chịu trách nhiệm quyết định xét và cấp giấy phép lao động. Nơi lao động được quy định là địa điểm có trụ sở chính hoặc chi nhánh của hãng chủ lao động. Nếu công việc đòi hỏi chuyển đổi chỗ làm liên tục, trụ sở được quy định là địa điểm văn phòng tính lương của chủ lao động.
(2) Cơ quan quản lý lao động liên bang (Bundesagentur für Arbeit) có thể chuyển trách nhiệm xét duyệt giấy phép đối với một số ngành nghề hay một số nhóm lao động sang cho các cơ quan trực thuộc khác nhau của mình.
Điều §13: Các giới hạn trong giấy phép lao động
(1) Giấy phép lao động có thể giới hạn trong phạm vi nhất định về
- Nghề nghiệp,
- Chủ lao động,
- Địa phương cấp tỉnh, nơi sở lao động trực thuộc cấp phép và
- Tình trạng thời gian và phân chia thời gian làm việc
(2) Giấy phép lao động được cấp lâu nhất là 3 năm.
Điều §14: Phạm vi hiệu lực của giấy phép lao động
(1) Giấy phép lao động được cấp cho từng dạng thức lưu trú.
(2) Đối với các giấy phép lưu trú được cấp tiếp sau đó, giấy phép lao động vẫn có giá trị nếu còn thời hạn. Nếu giấy phép lưu trú được cấp vì các lý do công pháp quốc tế, chính trị hay nhân đạo, giấy phép lao động không còn giá trị theo điều ớ18 Bộ luật lưu trú, trừ khi được áp dụng câu 1.
(3) Các đoạn 1 và đoạn 2 kể trên cũng được áp dụng tương đương để cấp giấy phép lao động cho người đang có giấy tạm dung (Duldung) hoặc có giấy phép tạm cư trú cho người tị nạn (Aufenthaltsgestattung).
(4) Nếu như được cấp theo một hợp đồng lao động nhất định, giấy phép lao động sẽ hết giá trị khi hợp đồng lao động đó chấm dứt.
(Hết)
(Hoài Nam biên dịch)