Chính phủ Anh cho công bố Sách Trắng (White Paper) điều tra về lạm dụng an sinh xã hội đang gây bức xúc dân chúng. Một điển hình làm sốc cả nứơc là vụ án Karen Matthews, 33 tuổi, được coi là biểu tượng của tệ nạn nghiện tiền người khác ở Anh.
Người phụ nữ này sinh tổng cộng bảy con với năm, sáu người đàn ông khác nhau không cần nhớ tên, vì cứ có con là được hưởng tiền trợ cấp xã hội. Karen Matthews sống ở North Yorkshire, chưa bao giờ đi làm, nhưng vẫn được nhận 400 bảng trợ cấp mỗi tuần. Trong tuần đó, bà ta hút tới 60 điếu thuốc, uống rượu như nước lã. Karen Matthews không phải là trường hợp đơn lẻ. Nứơc Anh có hơn 2,8 triệu người không đi làm, vì các loại bệnh hoặc vì phải một mình nuôi con. Có người nghỉ mất sức hoặc bị thương tật thật, nhưng cũng nhiều người khai báo các loại bệnh khó kiểm chứng như đau đầu kinh niên, để ăn tiền xã hội. Mục tiêu nhân đạo, nhân quyền của chế độ an sinh xã hội đã bị lạm dụng. Tiền trợ cấp biến hàng trăm nghìn người thành thứ công dân ăn bám, vô trách nhiệm với xã hội, với bản thân và gia đình. Nhiều trẻ em lớn lên trong các gia đình này học kém, rơi vào các nhóm gây rối, thậm chí nghiện hút. Đó chính là cái giá phải trả của căn bệnh nghiện tiền người khác.
Hậu qủa của bệnh trên đối với trường hợp Karen Matthews còn nặng hơn, đẩy bà ta dấn sâu vào lòng tham, kiểu thấy bở đào mãi. Bà ta bắt cóc chính đưá con gái, Shannon, 9 tuổi của mình, trói lại, cho uống thuốc an thần, giấu dưới giường người họ hàng đằng bạn trai, ông Michael Donovan, kéo dài tới 24 ngày, với mục đích để lấy tiền cảnh sát treo thưởng cho người tìm được Shannon. Karen Matthews còn được mời lên truyền hình nhiều lần. Bà ta kêu gọi thủ phạm bắt cóc trả lại đưá con cưng nhất cho mình, nước mắt đầm đià khiến cả nứơc Anh phải cám cảnh thương xót, rơi lệ. Cách đóng kịch bà ta nghĩ ra nhằm kêu gọi tiền quyên góp thuê người tìm kiếm. Vụ bắt cóc xảy ra vào giữa tháng 2.2008. Shannon từ trường học trên đường trở về nhà bị mất tích, khiến cảnh sát vùng West Yorkshire lúc đó phải huy động một lực lượng điều tra lớn nhất 30 năm lại đây, tìm kiếm suốt cả tuần, tổng chi phí lên tới 1/3 triệu Euro, mà vẫn không thấy dấu vết. Họ treo giải thưởng 5.000 Euro cho ai tìm kiếm được manh mối. Vụ án vỡ lở, do hàng xóm phát hiện được. Cả hai thủ phạm bị bắt và thừa nhận cùng nhau lập kế hoạch bắt cóc để ăn chia tiền thưởng. Còn với cả một quốc gia: Câu chuyện Uganda và Sierra Leone lại nói lên sự thật về tệ nạn cả nước nghiện tiền viện trợ như trường hợp Karen Matthews. 50 năm qua, Phương Tây đổ vào châu Phi 400 tỷ bảng Anh nhưng số người nghèo đói cứ tăng lên, từ 200 triệu người 1981 lên 380 triệu năm 2005. Lề thói làm việc bộ lạc, lấy viện trợ để chia cho thân nhân, gia đình, bệnh tham nhũng trắng trợn, rút ruột công trình phúc lợi từ tiền nước ngoài đổ vào, cộng với bộ máy quản trị kém đã khiến châu Phi vẫn cứ là châu Phi. Chương trình viện trợ cho châu Phi, trở thành chương trình Nghiện viện trợ, gây ra căn bệnh quốc gia lệ thuộc – bệnh nghiện tiền quốc gia khác.
(Chương Sinh tổng hợp)