Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Các Đảng Phái Chính Trị Tại Đức: Tổng Quan Và Vai Trò

Đức là một quốc gia dân chủ nghị viện, nơi mà công dân không trực tiếp bầu Tổng thống hay Thủ tướng. Mỗi đảng phái chính trị tại Đức đều có mục tiêu và chính sách riêng, tạo nên sự đa dạng và phức tạp trong hệ thống chính trị. Việc hiểu rõ các đảng phái này sẽ giúp cử tri có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định sáng suốt khi bầu cử.

Sau đây là một số đảng phái chính tại Đức và vai trò của họ trong chính trường.

1. Liên Minh CDU/CSU (32,9%)
Chính sách: Bảo thủ, dựa trên các giá trị Kitô giáo.
Lãnh đạo: Angela Merkel.
Đặc điểm: CDU và CSU là hai đảng riêng biệt nhưng liên minh với nhau, trong đó CSU chỉ hoạt động tại Bayern.

2. SPD – Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức (20,5%)
Chính sách: Hướng tới quyền lợi của người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và an sinh xã hội.
Lịch sử: Thành lập từ năm 1863.

3. AfD – Đảng Thay Thế Cho Đức (12,6%)
Chính sách: Phản đối nhập cư, chỉ trích EU.
Đặc điểm: Là đảng phái trẻ và có xu hướng dân túy cánh hữu.

4. FDP – Đảng Dân Chủ Tự Do (10,7%)
Chính sách: Kinh tế tự do, hỗ trợ doanh nghiệp, giáo dục và công nghệ.
Đối tượng: Chủ yếu là giới kinh doanh và doanh nhân.

5. Die Linke (9,2%)
Chính sách: Hòa bình toàn cầu, di cư và hôn nhân đồng tính.
Đặc điểm: Đảng đối lập, phê phán chính phủ.

6. Bündnis 90/Die Grünen (8,9%)
Chính sách: Bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, giảm thiểu sử dụng ô tô.
Đặc điểm: Khởi nguồn từ phong trào hippie, chú trọng bảo vệ thiên nhiên.