Đương sự bị khám xét thu giữ tài sản thường bị thuế vụ căn cứ vào 2 lý do, gồm
(1) bị cáo buộc tội trốn thuế, họ cần tìm và thu thập bằng chứng,
(2) khả năng đương sự tẩu tán tài sản cao, cần thu giữ tài sản trước, phòng không thể truy thu sau này. Nhưng dùng thước đo nào để đánh giá phạm tội trốn thuế hay khả năng tẩu tán tài sản cao? Trước hết (1) do tính chất mức độ khai thuế sai gây ra, tiếp theo (2) tình trạng tài sản của đương sự giàu cỡ nào, (3) cuối cùng do nhận thức đánh giá chủ quan của chính nhân viên thuế vụ trực tiếp kiểm tra.
Trường hợp Qúy độc giả NVA:
1- Lý do bị cáo buộc tội trốn thuế chẳng khác mấy so với những trường hợp bị kiểm tra thuế may mắn không bị cáo buộc tội trốn thuế. Cả Sở Tài chính lẫn Tòa án đều lập luận:
- Chứng từ và vào sổ kế toán không đầy đủ, không đúng quy định, không có bảng kê thu chi hàng ngày (tất cả đều do văn phòng thuế không tư vấn cho người Việt để tránh, đưa giấy tờ gì thì làm vậy – tác giả).
- Bons cuối ngày không hiện thị đầy đủ những dữ liệu quy định, hoặc không đọc, hoặc không in ra (thường do chủ quán cẩu thả, hoặc không biết quy định).
- Tồn quỹ tiền mặt hàng ngày không khớp với thu chi (có ngày bị âm mà không biết, do không làm Kassenbuch để cân đối thiếu thừa tiền mặt từng ngày).
- Có những khoản thu không rõ nguồn gốc (như thiếu tiền mặt đi vay nợ không giấy biên nhận, trả nợ cũng không ghi sổ sách đưa cho tư vấn thuế vào sổ). Chỉ cần những lý do trên, thuế vụ có quyền hủy toàn bộ báo cáo thuế của đương sự và tự hạch toán theo cách họ lựa chọn.
Trường hợp Qúy độc giả NVA, thuế vụ chọn cách thống kê tổng số hàng mua vào, mức tiêu thụ điện, công suất máy móc, dựa vào các định mức chi nguyên liệu, điện, cho 1 suất ăn, tính ra tổng số suất ăn từng món bán ra cho cả năm, nhân với giá bán ra trên thực đơn sẽ cho doanh thu cả năm. Với phương pháp trên, năm 2010, Qúy độc giả NVA khai báo 93.972,07 Euro, nhưng thuế vụ tính theo cách trên lên đến 221.489,74 Euro thiếu 128.117,14 Euro. Tương tự năm 2011, khai 98.602,20 Euro, thuế vụ tính 234.812,18 Euro, thiếu 136.209,98 Euro. Năm 2012, khai 164.901,92 Euro, thuế vụ tính 253.996,48 Euro, thiếu 89.094,56 Euro. Nghĩa là 2 năm thiếu gấp rưỡi so với khai báo, và 1 năm thiếu 1 nửa.
2- Khác với những trường hợp bị kiểm tra thuế sai phạm tương tự không bị điều tra hình sự, trường hợp Qúy độc giả NVA bị thuế vụ ngờ vực nặng, vì vậy được Toà án chấp thuận. Ngờ vực đó dựa trên phương pháp khoa học kiểm tra xác suất độ tin cậy, Summarische Risikoprüfung (SRP) để phát hiện số liệu khai báo mâu thuẫn với thực tế. Kết quả áp dụng SRP đối với Qúy độc giả NVA cho thấy
(1) lãi suất tính trên hàng mua vào chênh lệch quá lớn giữa các tháng và các nhóm hàng, thấp nhất chỉ 21% nghĩa là mua vào 100 Euro bán ra 121 Euro. Cao nhất 575%, tức mua 100 Euro bán ra tới 675 Euro.
(2) Chênh lệch doanh số giữa các qúy trong 3 năm kiểm tra quá lớn. Năm 2010, chênh giữa các quý tối đa lên tới 13.268,39 Euro, năm 2011 lên 25.093,97 Euro và năm 2012, lên 58.264,74 Euro. Trong khi doanh số bình quân các quý chỉ: 55.000 Euro. Nghĩa là họ ngờ vực các con số khai báo thuế đã bị sửa đổi, bởi thực tế không thể xảy ra như vậy, ngoại trừ có bằng chứng chứng minh nguyên do bất khả kháng.
(Còn tiếp)
Chuyên mục tư vấn giải đáp vướng mắc Thời báo Việt Đức
Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!