Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Làm sao để vượt qua hội chứng „rối loạn sợ hãi“

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Khoảng 4-7% dân số mắc phải Rối Loạn Sợ Hãi một vài lần trong đời.

Quá nửa đêm mà chị Hạnh vẫn trằn trọc thao thức. Hằng trăm những suy nghĩ mông lung nối tiếp nhau trong đầu chị: Chị tưởng tượng ra cảnh ngày mai đi làm, ngồi trong văn phòng mệt mỏi, làm việc không tập trung. Có lẽ sẽ bị sếp gọi lên văn phòng nhắc nhở vì chị đã quên mất một lịch hẹn với khác hàng, biết đâu lần này lại chẳng bị đuổi việc? Nếu vậy thì tình hình kinh tế sẽ ra sao? Lũ trẻ đang cần đồ mới cho mùa đông, thằng con lớn của chị cần tiền mua cái xe đạp mới, cái xe đạp cũ đã hỏng trong một vụ tai nạn rồi. Ngoài ra có vẻ như cái bếp điện đã hỏng và cần được thay mới. Nói tới cái bếp mới nhớ là cái lò nướng của mẹ chị cũng cần phải thay mới, thực ra mẹ chị cần chuyển ra khỏi căn hộ đó.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu căn hộ đó bị cháy? Nhưng vào trại dưỡng lão thì mẹ chị không muốn. Liệu bà có thể ở cùng mẹ con chị? Điều đó không thể được, chắc chắn sẽ có xung đột gia đình. Ngoài ra chị cũng chẳng có thời gian để chăm sóc mẹ. Ngày mai sau khi hết giờ làm việc chị còn phải đi chợ, giặt rũ quần áo. Tuần này con gái chị còn có lịch hẹn bác sĩ? Sao mà chị có thể lo hết được mọi việc trong tuần này, tháng này.

Những tình huống tương tự như vậy, khi mà những suy nghĩ luẩn quẩn nhảy từ vấn đề này qua vấn đề kia có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Đó là một khả năng kì diệu của bộ não con người: tưởng tượng ra mọi tình huống mà có thể xảy ra trong tương lai. „Thực ra khả năng này cực kì hữu dụng“, theo Giáo Sư Eni Becker từ Đại Học Tổng Hợp Nijmegen, Hà Lan. „Bằng cách đó chúng ta có thể lên kế hoạch, dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra và theo đó có thể có cách giải quyết cho các tình huống đó và theo đó để đưa ra những quyết định đúng đắn“.

Nhưng đôi khi bộ não đi quá đà, tưởng tượng ra đủ thứ tiêu cực sợ hãi, và cứ nhai đi nhai lại những ý nghĩ đó. Người mắc phải thường trải qua nhiều giờ trong ngày cho trí tưởng tượng đã đi quá đà của họ. Những sự kiện, biến cố không hay có thể xảy ra được lặp đi lặp lại trong đầu mà không có cách nào để thoát ra khỏi những suy nghĩ đó được. Họ nhảy từ vấn đề này qua vấn đề khác, từ biến cố này qua biến cố khác. Từ đó làm họ có cảm giác họ đang có quá nhiều vần đề mà không thể giải quyết nổi.

Y học đặt tên cho bệnh này là “Bệnh Rối Loạn Sợ Hãi”. Người mắc phải thường có nhưng nỗi lo vô cớ về những chuyện có thể xảy ra trong tương lai mà họ không thể kiêm soát được. Kèm theo đó là những triệu chứng như mất ngủ, đau cơ bắp, đau đầu. Khoảng 4-7% dân số mắc phải Rối Loạn Sợ Hãi một vài lần trong đời. Phụ nữ thường gặp nhiều hơn đàn ông, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi trung niên.

Ảnh minh họa: pixabay.com

Làm sao để vượt qua?

Mặc dù Rối Loạn Sợ Hãi rất thường gặp nhưng phải kéo dài nhiều năm để có thể phát hiện và điều trị. Thường thì người mắc phải tới bác sĩ vì những triệu chứng kể trên và được kê thuốc để chữa mất ngủ hoặc đau lưng chứ không phải để chữa gốc rễ của vấn đề.

Các nhà khoa học ở Viện Khoa Học Nhận Thức Thần Kinh Leipzig đã tìm ra cơ chế để kiểm soát Rối Loạn Sợ Hãi sinh ra do trí tưởng tượng. Theo Giáo Sư Roland Benoid, để khống chế được sự Rối Loạn Sợ Hãi thì phải khống chế từng “viên gạch” tạo thành nỗi sợ đó. Ông giải thích: Khi ta tưởng tưởng tượng ra viễn cảnh tương lai, ta thường dùng nhưng chi tiết hình ảnh trong tiềm thức và gắn kết chúng với nhau tạo thành một chuỗi sự kiện mới.

Theo ông, bộ não có khả năng không chế và loại bỏ những tiềm thức tiêu cực này. Liệu những cơ chế này có thể được dùng để khống chế sự Rối Loạn Sợ Hãi? Ông kiểm chứng giả thuyết của mình bằng cách hỏi tình nguyện viên về những tình huống đã xảy ra với họ mà họ không mong muốn lặp lại một lần nữa trong tương lai ví dụ như mang thai ngoài ý muốn hoặc bố mẹ li dị.

Những tình nguyện viên được yêu cầu nhớ về những tình huống đó nhưng lược bỏ hết những chi tiết cụ thể. Theo như Giáo Sư Benoid công bố trên tạp trí PNSA: Trong hoàn cảnh này, khi những tình nguyện viên lược bỏ hết chi tiết về những tình huống đó,  họ không thể “vẽ” ra nhưng tình huống đáng sợ một cách chi tiết như trước đó. Hệ quả là nỗi sợ của họ với các tình huống kia đã giảm đi.

Tuy nhiên điều này không phải đúng với tất cả mọi người, đặc biệt là với những người luôn có nỗi sợ vô cớ trong cuộc sống thường nhật. Với nhóm người này GS Benoid khuyên nên tự thỏa thuận với bản thân mình một “mật khẩu” (ví dụ: “Vừng ơi mở ra”, hay “khắc xuất, khắc xuất khắc nhập, khắc nhập”). Khi đọc câu thần chú thì phải tự động dừng suy nghĩ của mình. Tuy nhiên cũng phải có một khoảng thời gian nhất định, ví dụ khoảng 30 phút. Trong thời gian này thì “được phép” có những nỗi lo sợ. Nhưng sau đó thì phải tức khắc hướng suy nghĩ của mình tới bây giờ và hiện tại.

Nhưng theo Giáo Sư Benoid, cách tốt nhất để làm quên những suy nghĩ tiêu cực là hoạt động thể thao. Luyện tập thể thao đều đặn có ảnh hưởng rất tích cực tới tâm lý. Có thể là chạy bộ, bơi hoặc đạp xe. Cho dù môn nào thì điều quan trong nhất là môn thể thao đó phải đem lại niềm vui cho bạn. Với hai biện pháp đơn giản này, Giáo Sư Benoid đã giúp cho nhiều người giảm đi nỗi sợ hãi vô cớ trong tương lai. Giúp họ có được niềm vui trong hiên tại.

Chị Hạnh cũng tới bác sĩ và cũng được kê đơn thuốc an thần để chữa mất ngủ. Chị được bác sĩ khuyên nên tham dự một khóa tập Yoga. Tuy nhiên tất cả đều không có tác dụng với chị, thuốc ngủ chỉ làm chị mệt mỏi hơn và khóa Yoga cũng không làm chị giảm bớt được những suy nghĩ quay cuồng trong đầu hành hạn chỉ mỗi tối. Chuyện đó kéo dài nhiều năm tới khi chị đọc được trên một tạp chí nói về rối loạn sợ hãi, mô tả chính xác từng triệu chứng chị gặp phải. Chỉ tìm tới một bác sĩ tâm lý tư vấn xác định bệnh và được gửi tới Giáo Sư Eni Becker để điều trị.

Thùy Dương M.D.