Nguyên bản Nghị quyết Hội nghị Bộ Trưởng Nội vụ 17.11.06 (IMK). IMK hoan nghênh Bộ Nội vụ Liên Bang và Liên minh dân biểu CDU/CSU và SPD tại Hạ Viện, trong khuôn khổ cải cách luật lưu trú, bên cạnh hàng loạt vấn đề tiếp tục dặt ra, đã đưa ra giải quyết vấn đề quyền ở lại cho các trú nhân mang quốc tịch ngoại quốc nhưng đã hoàn toàn hội nhập vào cuộc sống xã hội cũng như kinh tế trên toàn liên bang. Giải pháp cố gắng đạt được tại cuộc họp này là bàn đến các phần tiếp theo chung quanh các quy định đã được các Bộ trưởng Nội vụ đề xuất ngày 09.10.2006.
Hội nghị tin tưởng chắc chắn rằng, sẽ tìm được phương cách giải quyết trong khuôn khổ pháp định, để những người thuộc diện giải quyết, có thể được phép cư trú chắc chắn, tránh được việc nhập cư ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hộ, hỗ trợ những cố gắng tiếp tục của họ nhằm hội nhập lâu dài vào xã hội Đức.
Bởi nội dung và thời điểm có hiệu lực của văn bản luật ban hành còn phải xác định theo đúng quy trình lập pháp, hiện vẫn chưa khẳng định, mặt khác về phía cơ quan chức năng nhà nước và đối tượng được luật điều chỉnh cũng cần hiểu chúng chính xác, nên hội nghị IMK đưa ra những quy định về quyền ở lại (Bleiberechtregelung) như sau.
- Những người ngoại quốc có trách nhiệm phải về nước, đã thật sự hội nhập về kinh tế và xã hội trên nước Đức, căn cứ điều ớ3, đoạn 1, Luật lưu trú AufentthaG, cần bảo đảm cho họ có thể có được quyền ở lại (Bleiberecht).
- Những người xét theo quy định này vẫn không thể nhận được giấy phép lưu trú, thì phải chấm dứt hợp lý lưu trú của họ. Quá trình đưa những người phải trở về nước cần được cải tiến hiệu qủa hơn, bằng những biện pháp thích hợp và những trở ngại thực tế trong việc trục xuất, đặc biệt đối với tội phạm cần được khắc phục đến mức tối đa. Các Bộ trưởng Nội vụ nhất trí rằng, không được phép tạo ra những cơ hội kéo dài khả năng ở lại để hưởng thụ hệthống phúc lợi xã hội Đức cho những trường hợp có trách nhiệm phải về nước nhưng không thuộc diện được quyền ở lại theo quy định này, hoặc không hội nhập. Do đó, cơ quan lập pháp liên bang sẽ được kiến nghị kiểm tra lại các điều chỉnh thích ứng trong quyền hưởng thụ các tiêu chuẩn xã hội. Các Bộ trưởng Nội vụ được soạn thảo các chỉ thị triển khai thực hiện những luật hiện có.
3.Có thể cho phép những người nước ngoài được tiếp tục ở lại, nếu
3.1. – Họ có ít nhất một con nhỏ dưới 18 tuổi (minderjarhriges Kinh) đi nhà trẻ hoặc đi học và tính đến ngày ban hành nghị quyết này, đã lưu trú ở Đức ít nhất 6 năm không gián đoạn,
– Đối với các trường hợp khác, thì phải lưu trú ở Đức ít nhất 8 năm không gián đoạn, đồng thời
3.2.
3.2.1. Nếu họ có việc làm lâu dài (Việc làm có thể được tổng hợp từ nhiều hợp đồng khác nhau (chẳng hạn làm nhiều chỗ bán thời gian – ND). Học nghề để sau này được tiếp nhận làm việc cũng được coi là có việc làm) Và cuộc sống của gia đình – vào thời điểm ra nghị quyết này – được bảo đảm bằng lao động (làm thuê hoặc làm chủ) hợp pháp, không dựa vào phúc lợi xã hội, cả hiện tại và có khả năng cả trong tương lai.
3.2.2. Những trường hợp ngoại lệ có thể được chấp nhận:
-Những người đang học nghề thuộc những nghề được công nhận,
-Những gia đình có con dưới 18 tuổi, nhận trợ cấp bổ sung tạm thời (nghĩa là chỉ nhận 1 phần – ND),
-Những hộ độc thân có con dưới 18 tuổi, đang tạm thời nhận trợ cấp xã hội và không thể đi làm được theo cách hiểu quy định tại điều ớ10, đoạn 1, điểm 3 Bộ Luật xã hội II,
-Những người mất khả năng lao động, nhưng cuộc sống của họ, bao gồm cả nhu cầu được chăm sóc, điều trị, không nhờ vào trợ cấp xã hội, ngoại trừ trường hợp họ được thụ hưởng do những đóng góp từ trước.
-Những người, vào ngày ban hành nghị quyết này – đã đủ 65 tuổi, nhưng không còn thân nhân ở trong nước, mà chỉ có thân nhân được quyền lưu trú lâu dài ở nước Đức (con hoặc cháu) hoặc có quốc tịch Đức, nhưng chỉ trong trường hợp những thân nhân này không nhận trợ cấp xã hội.
3.3. Các tiểu bang có thể đưa ra điều kiện, chỉ cấp giấy phép lưu trú khi người đệ đơn nộp bản cam kết theo điều ớ23, đoạn 1, câu 2, điều ớ68 Luật lưu trú AufenthG.
- Ngoài ra, những điều kiện sau phải được thỏa mãn:
4.1. Gia đình phải có đủ diện tích ở (có thể lấy tiêu chuẩn nhà ở dành cho người hưởng Hartz IV làm mốc – ND).
4.2. Những trẻ em ở độ tuổi có nghĩa vụ đi học, phải có học bạ để chứng nhận đang đi học. Cơ quan chức năng có thể đòi hỏi học sinh phải có lời phê của giáo viên kết luận có khả năng tốt nghiệp (áp dụng cho trường hợp học kém vất vả khi theo học – ND)
4.3. Những người được xét lưu trú, hạn đến ngày 30.09.2007 phải có đủ kiến thức tiếng Đức, nghĩa là khả năng đàm thoại tương đương với bậc A2 của GERR. Điều kiện trên được ngoại trừ, nếu mắc các bệnh tật về tâm lý, thần kinh, hay cơ thể, hoặc tật nguyền.
- Được xét ở lại kể cả những người con đã trưởng thành chưa lập gia đình mà trước kia khi vào nước Đức còn dưới 18 tuổi, nếu tỏ ra chắc chắn rằng, nhờ học hành và quan hệ cuộc sống từ trước tới nay, chúng sẽ hội nhập lâu dài. Những đối tượng này có thể cấp giấy phép lưu trú riêng cho chúng, không phụ thuộc vào việc lưu trú của cha mẹ chúng có được cấp giấy phép hay không.
- Không đựơc hưởng quy định mới này là những người,
6.1. Cố tình lừa gạt Sở Ngoại kiều về những vấn đề quan trọng liên quan đến luật lưu trú.
6.2. Cố tình làm chậm trễ hoặc gây khó khăn đối với các biện pháp chấm dứt lưu trú của cơ quan công quyền,
6.3. Thuộc diện bị trả về nước theo các quy định tại §53, §54, §55 đoạn 1, đoạn 2 điểm 1-5 và 8 Luật Lưu trú AufenthG,
6.4. Bị phạt tội hình sự xảy ra trên nước Đức; phạt tiền ở mức tổng cộng không qúa 50 ngày, trên nguyên tắc không ảnh hưởng đến xét lưu trú. Những tội hình sự bị phạt tiền dưới 90 ngày không thuộc đối tượng bị loại trừ khỏi diện xem xét theo quy định này, nếu tội đó chỉ có người nước ngoài vi phạm được quy định tại Luật lưu trú hoặc Luật xét tỵ nạn.
6.5. Có quan hệ với bọn theo chủ nghĩa cực đoan hoặc khủng bố
6.6. Một thành viên gia đình bị loại ra khỏi diện xét ở lại theo quy định mới này do phạm tội hình sự, về nguyên tắc sẽ dẫn đến loại trừ cả gia đình. Trong trường hợp ngoại lệ, có thể tách rời quyền lưu trú của con ra khỏi gia đình để xem xét, nếu có thể vận dụng được điều §37, đoạn 1, Luật Lưu trú AufenthG và việc chăm sóc chúng ở Đức được bảo đảm.
- Đơn xin cấp giấy phép lưu trú theo quy định mới này có thể đệ trình trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm ra nghị quyết của Hội nghị này. Giấy phép tạm trú (Aufenthaltserlaubnis) sẽ được cấp tối đa cho 2 năm. Giấy phép lưu trú được gia hạn, nếu thoả mãn các điều kiện cho việc cấp giấy phép lưu trú.Các Tiểu Bang có thể ban hành các quyết định về thực hiện qúa trình hoà nhập hoặc các thoả thuận liên quan đến hoà nhập dành cho những đối tượng được xét theo quy định mới này. Trong trường hợp đó, có thể cấp giấy phép lưu trú hoặc tạm dung cho họ trong thời hạn 6 tháng.
- Các đơn xin cấp phép lưu trú theo con đường pháp lý hoặc cách thức khác để tiếp tục được ở lại nước Đức phải được thực hiện trong thời hạn đệ đơn theo luật định.
- IMK thống nhất, những người được chiếu cố hưởng quy định mới này mà vẫn chưa thoả mãn được điều kiện ghi ở điểm 3.2.1 sẽ được cấp tạm dung theo điều§60a, đoạn 1, Luật Lưu trú Aufenthalt G, thời hạn đến hết ngày 30.9.07 để tạo điều kiện cho họ tìm việc làm.
Nếu họ chứng minh được nơi thuê việc hứa nhận chắc chắn, và việc làm đó bảo đảm chắc chắn cho cuộc sống của gia đình họ cả hiện tại và tương lai, không cần đến trợ cấp xã hội, thì họ được cấp giấy phép tạm trú Aufenthaltserlau- bnis. Điểm 3.2.2, mục xuống dòng 2, được vận dụng thích ứng.
(Biên dịch: Tiến Sỹ Nguyễn Sỹ Phương)