Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Tài sản được phép giữ khi xin trợ cấp Hartz IV

Ảnh minh họa: Trung Hiếu

TBVĐ- Vợ chồng tôi có một cửa hàng quần áo kinh doanh được 15 năm, hiện nay kinh doanh ế ẩm tôi chúng tôi định đóng cửa hàng và muốn xin tiền trợ cấp xã hội để sinh sống. Vợ chồng tôi sở hữu một căn hộ cùng với một số tiền tiết kiệm trong tài khoản, nên tôi muốn biết những tài sản nào thuộc diện bị khấu trừ khi xét đơn xin Hartz IV của Sở lao động?

Hartz IV là tiền trợ cấp cho những người không bảo đảm được cuộc sống tối thiểu. Vì vậy, khi xét đơn xin Hartz IV, Sở Lao động (BA) sẽ kiểm tra xem, liệu người đệ đơn có đủ khả năng đảm bảo đời sống từ tài sản hiện có hay không. Nếu có thì chỉ khi hết số tài sản đó mới được cấp tiêu chuẩn Hartz IV. Về nguyên tắc, tất cả tiền bạc hay những thứ có thể quy ra tiền như sổ tiết kiệm, chứng khoán, cổ phần, bảo hiểm nhân thọ, đất đai, nhà cửa hay căn hộ riêng đều được tính vào tài sản. Ngoài ra, tất cả thu nhập, tiền lương, tiền thất nghiệp có trước khi đệ đơn cũng được coi là tài sản. Tuy nhiên có những khoản tài sản không thể bán để trang trải nhu cầu cuộc sống hàng ngày, được phép giữ lại (Freibetrag), tức không bị tính vào tài sản khấu trừ tiêu chuẩn Hart IV.

Hạn mức tài sản đổ đồng không bị khấu trừ

Tài sản được phép giữ lại khi xem xét cấp Hartz IV có 2 loại : -Khoản được phép sở hữu cơ bản Grundfreibetrag 150 Euro cho 1 năm tuổi. Tuy nhiên, khoản này bị giới hạn, tùy theo năm sinh của người nhận trợ cấp. Người sinh trước 01.01.1958 được sở hữu tối đa 9.750 Euro, sinh sau 31.12.1957 được tối đa 9.900 Euro, sau 31.12.1963 được 10.050 Euro, trẻ dưới tuổi vị thành niên tối đa 3.100 Euro. Những người sinh trước 01.01.1948 được áp dụng khoản được phép sở hữu cao, 520 Euro cho một năm tuổi. Nếu một thành viên trong hộ gia đình hưởng trợ cấp có tài sản ít hơn ngưỡng được sở hữu, những thành viên còn lại có thể được hưởng khoản chênh lệch này, do về cơ bản các khoản được sở hữu của các thành viên trong gia đình được tính chung. Tuy nhiên, việc này không được áp dụng đối với khoản Freibetrag của trẻ dưới tuổi vị thành niên (án quyết của Tòa án Xã hội Liên bang, án số B 4 AS 58/08 R và B 4 AS 79/08 R). Ví dụ một người 55 tuổi có thể được sở hữu số tiền 8250 Euro (150 Euro x55=8250 Euro) mà không bị trừ khi nhận trợ cấp. Ngoài khoản Grundfreibetrag này, trong một số trường hợp, người nhận trợ cấp còn được giữ lại khoản tiền chăm sóc khi về già Altersvorsorge-Freibetrag 750 Euro cho một năm tuổi. Có nghĩa, ngoài 8250 Euro, một người 55 tuổi có thể được giữ lại 41.250 Euro (55 x 750 Euro), chẳng hạn từ bảo hiểm nhân thọ.

Ngoài ra, theo điều §12, khoản 2, số 4, Bộ luật Xã hội quyển II, người nhận trợ cấp còn được giữ 750 Euro để mua đồ dùng thiết yếu cho mỗi thành viên sống trong căn hộ nhận trợ cấp.

Những tài sản không bị khấu trừ

Đồ dùng gia đình hợp lý (đồ nội thất, đồ điện gia dụng…); Xe ô tô hợp lý, trị giá tối đa 7.500 Euro đối với mỗi người có khả năng làm việc; Hợp đồng hưu trí Riester; Nhà riêng hoặc căn hộ riêng để ở, nếu cơ quan cấp Hartz IV cân nhắc thấy không thể khấu trừ; Loại tài sản chứng minh được cần phải dự trữ trong vòng 1 năm tới sẽ bán để mua hoặc tu bổ sửa chữa nhà cửa phục vụ cho người thiểu năng hay cần chăm sóc; Loại tài sản phục vụ cho nhập trường hay tiếp tục học, nhận việc hay tiếp tục công việc đang tiến hành.

Những tài sản bị khấu trừ

Tất cả những tài sản ngoài diện không bị khấu trừ liệt kê trên, nếu tổng cộng quá hạn mức tài sản đổ đồng không bị khấu trừ Allgemeine Vermögensfreibeträge, phần qúa đó sẽ bị khấu trừ vào tiêu chuẩn Hartz IV. Tuy nhiên, không phải cứ tài sản thuộc diện khấu trừ là bị khấu trừ ngay vào tiêu chuẩn Hartz IV, nó phải thoả mãn điều kiện có thể bán được. Nếu đó là loại tài sản không bán được thì không thể khấu trừ, như nhà được thừa kế nhưng trước đó đã có người thân ở và họ được quyền ở hết đời, nên không thể bán; Hay hợp đồng đóng tiết kiệm xây nhà dùng để thế chấp vay vốn ngân hàng, số tiền này thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay chứ không phải chủ nhân của nó ; Tuy bán được nhưng nếu bán sẽ phi kinh tế, lỗ trên 15% so với giá trị thực. Bảo hiểm nhân thọ không thể bán nếu số tiền thu về ít hơn 10% tổng số tiền bảo hiểm đã đóng; Khi bán sẽ xảy ra khó khăn quá sức chịu đựng (Besondere Hảrte), chẳng hạn sắp nghỉ hưu phải bán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trong khi tiền hưu trí sắp nhận thì qúa ít.

V.Đ