TBVĐ- 4,8% trong tổng số người ở độ tuổi lao động có cuộc sống ở mức đói nghèo.
Số lượng người sống dưới mức trung bình ở Đức trong khi vẫn có việc làm đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2004-2014. Công việc bán thời gian cũng như chính sách mới cho người thất nghiệp là những nguyên nhân chính của tình trạng này.
Gia tăng công việc bán thời gian
4,8% trong tổng số người ở độ tuổi lao động có cuộc sống ở mức đói nghèo. 60% trong số họ có mức thu nhập trung bình. Trong năm 2004 chỉ có khoảng 1,9 triệu người nghèo, con số này tăng lên 4,1 triệu người năm 2014. Trong vòng 10 năm tỷ lệ người nghèo tăng 9,6 %.
“Rõ ràng, mối quan hệ giữa tăng trưởng việc làm và nghèo đói là phức tạp hơn so với thường thực tế”, các tác giả của công trình nghiên cứu Dorothee Spannagel, Daniel Seikel, Karin Schulze và Helge Baumann cho biết. Nhiều việc làm không có nghĩa người làm sẽ có thu nhập tốt hơn. Sự bùng nổ trong lĩnh vực việc làm phần lớn dựa vào sự phát triển của công việc bán thời gian cũng như việc làm trong khu vực có mức lương thấp.
Áp lực đối với những người thất nghiệp gia tăng
Một nguyên nhân qua trọng được các chuyên gia chỉ ra trong nghiên cứu của mình là áp lực của người thất nghiệp nhận Hartz IV khi đi tìm việc làm mới đang tăng. Do sự thay đổi chính sách mới, người thất nghiệp buộc phải chấp nhận bất kỳ vị trí công việc với mức lương thấp hay thời gian ít hơn thông thường. Tình trạng này càng làm tỷ lệ người nghèo gia tăng. Một người độc thân có mức thu nhập sau thuế dưới 869 Euro/tháng hay một hộ gia đình hai người lớn và hai con dưới 14 tuổi có mức thu nhập sau thuế dưới 1.826 Euro/tháng đều được xếp vào tình trạng nghèo.
Mức lương tối thiểu được xem là bước đầu tiên hướng tới việc giảm người nghèo. Cơ hội cho người lao động được đào tạo chuyên môn và chuyên sâu cần được mở rộng. Mức nhận hỗ trợ Hartz IV cũng như các biện pháp „trừng phạt“ cần được xem xét lại để cải thiện được tình trạng này. Công việc gia tăng nhưng đời sống dưới mức trung bình vẫn đang là tồn tại chung ở các nước châu Âu. Ở Áo có khoảng 15% tỷ lệ người nghèo trong khi thị trương lao động đang gia tăng mạnh mẽ. Ba Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Hà Lan, Ireland và Slovakia cũng mong muốn hạ thấp chỉ số người nghèo trong đất nước mình.
Hải Yến