TBVĐ- Khi va chạm giao thông người tham gia giao thông thường lúng túng không biết giải quyết bắt đầu từ đâu?
Thứ nhất, gọi cấp cứu (số cảnh sát là 110 và cứu thương là 112) và nếu cần thì sơ cứu người bị nạn.
Thứ hai, bảo đảm an toàn giao thông tại hiện trường bằng cách bật đèn nháy và dựng tam giác cảnh báo (khoảng cách trong thành phố là 50 mét trước hiện trường và trên đường cao tốc là 200 mét).
Thứ ba, nhất thiết phải gọi công an khi có người bị thương nặng hoặc tử vong, hoặc trong những trường hợp đặc biệt như lái xe uống rượu say, xe bị chảy dầu, xăng ra nền đường, va chạm với xe đăng kiểm ở nước ngoài, khi xe đi thuê hoặc là xe công vụ.
Thứ tư, dù đang vội nhưng những người liên quan đến sự cố đều phải ở lại đợi cho đến khi cảnh sát đến hiện trường, sau đó phải khai báo đầy đủ mọi thông tin cá nhân cần thiết.
Thứ năm, người lái xe bị cảnh sát nghi ngờ là người gây ra tai nạn sẽ phải trả một khoản tiền phạt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là anh ta phải nhận tội. Cách tốt nhất là tìm nhân chứng rồi chụp lại ảnh hiện trường từ mọi góc độ, chú ý chụp đủ những điểm cố định như đèn đường, những chi tiết nhỏ như vết phanh xe … Sau khi chạy xe vào lề đường để không tiếp tục cản trở giao thông, lúc này mới chụp những điểm bị va quệt trên xe như cửa xe, nắp thùng xe trước, cốp xe … Sử dụng biên bản đồng nhất cho toàn khối EU và tất cả những người liên quan đều phải ký.
Thứ sáu, nếu có bảo hiểm bảo vệ quyền lợi người tham gia giao thông (Verkehrsrechtsschutzversicherung), thì có thể gọi điện ngay tại hiện trường để được tư vấn.
Bình Minh