Không ít người Đức cho việc sử dụng đồng Euro là một sai lầm lớn. Nhưng trong những kỳ nghỉ mát, ngay cả những người khó tính nhất cũng phải hài lòng vì đồng Euro đơn giản hóa việc du lịch và thanh toán tiền tệ trong 18 quốc gia EU.
Diễn tiến thị trường hối đoái thời gian qua làm cho nghỉ mát tại một số nước đặc biệt rẻ hẳn, trong khi tại một số quốc gia khác trở nên đắt đỏ thật khó kham nổi.
Vậy nước nào đồng Euro còn có giá?
Đắt nhất là phí sử dụng đường dốc trượt tuyết ở Thụy Sĩ. Tại Zermatt, Matterhorn, khách du lịch Đức đành chịu mất khoảng 60% giá trị so với đồng Euro tại quê nhà, vì đồng Franc là một trong những ngoại tệ đắt nhất thế giới. Các kinh tế gia cho rằng tiền Franc được định giá cao hơn ba phần tư giá trị thực mặc dù hối đoái đã giảm. Ngược lại khách du lịch trượt tuyết ở Cộng hòa Séc lợi hơn, sức mua đồng Euro cao hơn gần hai phần ba, thậm chí tại nước láng giềng Ba-Lan tương đương 1,87 € so với ở Đức. Theo Hiệp hội Ngân hàng Đức „Ở Thụy Sĩ sức mua đồng Euro thấp nhất, ở Ba Lan cao nhất“. Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organisation for Economic Co- operation and Development) cho biết, du khách Đức được hưởng lợi tại Hungary với sức mua so với Euro ở Đức chừng 1,79 € và Slovakia chừng 1,51 €. Ở Ý mức giá tương tự Đức. Phí trả đường trượt tuyết tại Áo đắt hơn chút đỉnh. Vì vùng Alpen có mức giá cao nên người Đức phải chi đắt hơn khoảng trung bình 5%. Ở Pháp đồng Euro so với ở Đức cũng giảm giá trị chút ít. Du lịch tại các nước Bắc Âu từ lâu được biết là tốn kém, Thụy Điển đắt hơn so với năm ngoái, Na Uy bù lại rẻ hơn, nhưng chắc tình trạng này sẽ không kéo dài.
Các nước xuất khẩu nguyên liệu tiếp tục bị áp lực
Theo Ban Quản lý Đầu tư GAM (Global Asset Management), nền kinh tế Na Uy chịu áp lực do sụt giảm giá dầu. Tuy nhiên năm 2016, đồng Krone Na Uy có thể tăng, nếu kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro được cải thiện và giá năng lượng tăng. Hiện nay, tại Oslo Na Uy, trị giá 1 Euro chỉ còn tương đương 74 Cent.
Du lịch viễn phương rẻ đặc biệt. Theo OECD, tại các nước Nam Phi đồng Euro cao gấp đôi do tiền Rand Nam Phi sụt mạnh bởi khủng hoảng thị trường nguyên liệu trong năm qua với tỷ giá hối đoái giảm hơn một phần tư so với đồng Euro trong 12 tháng năm qua. Tệ hơn nữa là đồng Real của Brazil và đồng Peso của Argentina: từ đầu năm 2015 đồng tiền của hai nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ đã mất giá hơn 30% và có khả năng không thể khá lên.
Theo Công ty Đầu tư Erste Asset Management, „trong năm nay, tiền tệ các thị trường mới nổi và các nước xuất khẩu nguyên liệu tiếp tục chịu áp lực mạnh“, không có nghĩa cường điệu đi xuống sẽ mạnh hơn mà có thể trồi sụt bất thường. Trong khi xu hướng đồng Euro so với hối đoái các thị trường mới nổi tăng rõ rệt, thì đồng Euro so với Đô la, Yên, Bảng Anh và Franc Thụy Sĩ thất thường. Trong ba năm qua đồng Đô la và đồng Euro thay đổi mạnh. Trước đây với 1 Euro của khách du lịch Đức ở New York, Chicago hay Miami có sức mua 1,09, hiện nay xuống chỉ còn 0,89. Tuy nhiên, sự sụt giảm của năm 2015 dường như đang dừng lại. Mặc dù phần lớn các nhà phân tích hối đoái dự kiến tiền Euro còn tiếp tục suy thoái, một số ít tin rằng khủng hoảng tiền tệ đã được khắc phục vì sau công bố gần đây của Mario Draghi, Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, đồng ý xuất thêm thanh khoản, tỷ giá đồng Euro đã không thay đổi. UniCredit Research tin rằng „trong những tháng tới, hối đoái đồng Euro so với đô-la còn di dịch nhiều, nhưng tởi nửa cuối năm sẽ có xu hướng tăng“.
Bùi Hồng (tổng hợp)