Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Bệnh nhân cần làm gì khi bị điều trị sai sót

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Hàng ngày tại Đức có hàng chục nghìn bệnh nhân được điều trị ngoại trú và nội trú, không ít khi xảy ra sai sót. Rất khó để xác định số ca điều trị sai sót trên thực tế, do có nhiều thống kê và đánh giá khác nhau, cũng như có nhiều khả năng giải thích khác nhau.

Nếu nghi ngờ có sai sót, trước tiên bệnh nhân nên nói chuyện với bác sĩ điều trị. Bệnh nhân có quyền yêu cầu bác sĩ giải đáp mọi thắc mắc. Bên cạnh đó, có thể liên hệ với hãng bảo hiểm y tế và chăm sóc để họ hỗ trợ. Các cơ quan này phải giúp đỡ tư vấn luật và giám định y khoa thông qua dịch vụ y tế của quỹ bảo hiểm y tế.

Bệnh nhân cũng có thể được tư vấn tại Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng, hiệp hội tự giúp đỡ Selbsthilfegruppen, các cơ sở tư vấn bệnh nhân như Hiệp hội Tư vấn bệnh nhận độc lập Đức.  Bệnh nhân có quyền yêu cầu xem hồ sơ bệnh án cá nhân và nhận bản copy.

13.500 SAI SÓT trường hợp điều trị ở Đức trong năm 2017

Nguồn: mds-ev.de

Trong trường hợp tử vong, quyền này dành cho người thừa kế và thân nhân. Khi không thể thống nhất với bác sỹ, có thể giải quyết trước tòa hay ngoài tòa thông qua hội đồng giám định và cơ quan hòa giải y khoa tại các tiểu bang.

Bác sỹ, luật sư thuộc các cơ quan này đều làm việc tự nguyện và miễn phí. Họ giúp tất cả trường hợp tranh cãi ngoại tòa và không xảy ra quá 5 năm.

Một hội đồng giám định sẽ soạn văn bản chứng thực liệu bác sỹ có sai sót khi điều trị không. Căn cứ vào giám định, cơ quan hòa giải sẽ đưa ra đề xuất giải quyết tranh cãi. Nếu bệnh nhân hay bác sỹ không đồng ý với giải pháp đó, có thể viện đến tòa án.

Nếu giải quyết ngoại tòa không thành công, có thể kiện ra tòa dân sự Zivilgericht.

Thanh Mai